Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ hai, 22/08/2022 14:56 (GMT+7)

Biên chế giáo viên năm 2022 được quy định như thế nào?

Theo dõi GĐ&PL trên

Biên chế giáo viên là gì, pháp luật quy định thế nào về vấn đề này theo quy định mới?

tm-img-alt
Ảnh minh họa.

Biên chế giáo viên là gì?

Theo Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng, Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho biết, vấn đề biên chế được đặt ra với cán bộ, công chức và viên chức. Do đó, biên chế giáo viên sẽ được hiểu là biên chế của viên chức. Để hiểu rõ về biên chế giáo viên, trước hết cần xem xét viên chức là gì? Có chế độ biên chế với viên chức không?

Theo đó, viên chức là các đối tượng được định nghĩa tại Điều 2 Luật Viên chức năm 2010, sửa đổi, bổ sung năm 2019:

Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Như vậy, không giống cán bộ, công chức có chế độ biên chế mà viên chức nói chung và giáo viên nói riêng không có chế độ biên chế. Việc gọi biên chế giáo viên chỉ là cách để mọi người gọi giáo viên là viên chức ký hợp đồng làm việc không xác định thời hạn với đơn vị sự nghiệp công lập.

Ngoài ra, trước đây chỉ có khoản 2, Điều 2, Nghị định 71/2003/NĐ-CP (đã hết hiệu lực) có đề cập đến biên chế sự nghiệp: "Biên chế sự nghiệp là số người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch viên chức hoặc giao giữ một nhiệm vụ thường xuyên trong các đơn vị sự nghiệp Nhà nước về giáo dục và đào tạo, khoa học, y tế, văn hoá, nghệ thuật, thể dục thể thao và các đơn vị sự nghiệp khác do cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập để phục vụ nhiệm vụ quản lý Nhà nước hoặc để thực hiện một số dịch vụ công của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và HĐND, UBND cấp tỉnh, cấp huyện theo quy định của pháp luật".

Tuy nhiên, hiện nay, văn bản này đã hết hiệu lực và văn bản thay thế không còn đề cập đến vấn đề này nữa.

Do đó, căn cứ các quy định trên, có thể hiểu biên chế của giáo viên là chế độ hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được ký kết giữa giáo viên là viên chức và đơn vị sự nghiệp công lập.

Đặc biệt, theo quy định hiện nay, không phải giáo viên là viên chức nào cũng được ký hợp đồng làm việc không xác định thời hạn. Đồng nghĩa, không phải giáo viên nào cũng được hưởng “biên chế suốt đời”.

Giáo viên hưởng chế độ biên chế suốt đời thế nào?

Hiện, giáo viên vẫn đang được ký một trong hai loại hợp đồng làm việc là không xác định thời hạn và xác định thời hạn. Trong đó, để được ký hợp đồng làm việc không xác định thời hạn (hưởng biên chế), giáo viên phải thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Giáo viên đã được tuyển dụng trước ngày 01/7/2020 nhưng chưa ký hợp đồng không xác định thời hạn thì thực hiện tiếp hợp đồng xác định thời hạn đã ký kết. Sau khi kết thúc loại hợp đồng này, nếu đáp ứng các điều kiện các yêu cầu của vị trí việc làm đã tuyển dụng thì được ký hợp đồng làm việc không xác định làm việc.

- Cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức khi đáp ứng các điều kiện được tuyển dụng của viên chức; đang là công chức cấp xã có ít nhất 05 năm công tác ở vị trí việc làm yêu cầu trình độ đại học trở lên phù hợp vị trí cần tuyển và có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc…

- Người được tuyển dụng làm viên chức tại vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn.

Như vậy, sẽ có 03 đối tượng này được hưởng chế độ “biên chế suốt đời” và các chính sách của chế độ biên chế giáo viên như sau:

- Trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc: Bị ốm đau đã điều trị 12 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục và được báo trước ít nhất 45 ngày.

- Được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc và phải thông báo bằng văn bản trước ít nhất 45 ngày. Nếu ốm đau/bị tai nạn đã điều trị 06 tháng liên tục thì báo trước ít nhất 03 ngày.

Đặc biệt, so với loại hợp đồng xác định thời hạn, khi giáo viên được hưởng biên chế thì sẽ không phải lo lắng khi đến hạn hợp đồng làm việc. Do đó, khi được biên chế, giáo viên sẽ đảm bảo được sự ổn định trong công việc cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu nếu không thuộc diện bị tinh giản biên chế hoặc tự nguyện nghỉ việc.

Cùng chuyên mục

Bán nhà ở xã hội chưa đủ 05 năm bị xử lý thế nào?
Theo quy định, người mua, thuê mua nhà ở xã hội chỉ được quyền chuyển nhượng lại nhà ở trong thời hạn tối thiểu 05 năm kể từ khi tất toán toàn bộ tiền mua, thuê nhà. Vậy, trường hợp bán nhà ở xã hội chưa đủ 05 năm bị xử lý thế nào?

Tin mới

Mới nhổ răng có trồng Implant được không? Có cần đợi lành thương hay không?
Khi mất răng, nhiều người sẽ tìm đến phương pháp trồng Implant để khôi phục lại chức năng và thẩm mỹ. Tuy nhiên, một câu hỏi thường xuyên được đặt ra là: “Mới nhổ răng có trồng Implant được không? Có cần đợi lành thương?”. Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc này và cung cấp những thông tin hữu ích về quy trình trồng Implant ngay sau khi nhổ răng, cũng như những yếu tố cần lưu ý trong quá trình điều trị.
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chống suy thoái đạo đức, lối sống, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong bối cảnh hiện nay
Tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động cách mạng của Đảng ta. Trong đó, tư tưởng về đạo đức cách mạng và phòng chống suy thoái, tham nhũng, tiêu cực có ý nghĩa đặc biệt sâu sắc. Bài viết làm rõ giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh trong đấu tranh phòng, chống suy thoái đạo đức, lối sống, tham nhũng, tiêu cực; từ đó đề xuất một số giải pháp vận dụng có hiệu quả trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN hiện nay.
Hé lộ “ốc đảo thiên đường” được ví như “Santorini phiên bản Việt” tại Hải Phòng
Isla Bella - viên ngọc lam giữa lòng đô thị đảo nghỉ dưỡng hàng đầu khu vực Vinhomes Royal Island Vũ Yên (Hải Phòng), đang khiến giới mộ điệu xôn xao. Không chỉ là chốn nghỉ dưỡng phong cách Địa Trung Hải ẩn mình trong sắc xanh thuần khiết, Isla Bella còn được kỳ vọng khai mở “kỷ nguyên nghỉ dưỡng” 365 ngày/năm tại miền Bắc.