Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ tư, 24/01/2024 20:16 (GMT+7)

Bị tạm giữ GPLX thì có thể bỏ bằng lái đó và thi lại GPLX mới không?

Theo dõi GĐ&PL trên

Theo quy định hiện nay, khi người vi phạm giao thông bị lực lượng chức năng xử lý bằng biện pháp tạm giữ Giấy phép lái xe (GPLX) thì có được phép bỏ bằng lái đó và thi lại GPLX mới không?

Bị tạm giữ GPLX thì có thể bỏ bằng lái đó và thi lại GPLX mới không?
Ảnh minh họa.

Theo Luật sư Diệp Năng Bình, Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh cho biết, việc tước GPLX là tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn. Đây là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các hoạt động tham gia giao thông.

Theo khoản 1, Điều 25, Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định, trong thời gian bị tước quyền sử dụng GPLX, cá nhân, tổ chức không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, cụ thể là lái xe.

Luật sư Diệp Năng Bình cho biết, về nguyên tắc, nếu bị tước GPLX trong một khoảng thời gian, tức là người vi phạm không được quyền lái các loại xe tương tự trong khoảng thời gian bị tước đó. Do vậy, khi chưa hết thời hạn bị phạt thì người này cũng không được học, thi và cấp GPLX mới.

Ngoài ra, theo điểm g, khoản 3, Điều 37, Nghị định 100/2019/NĐ-CP, cá nhân khai báo không đúng sự thật hoặc sử dụng các giấy tờ, tài liệu giả để được học, kiểm tra, sát hạch cấp mới, cấp lại GPLX, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ thì sẽ bị phạt từ 3-5 triệu đồng.

Đồng thời, người khai báo gian dối để đăng ký thi GPLX mới còn bị tịch thu các giấy tờ, tài liệu giả mạo.

Như vậy, những trường hợp bị tước GPLX thì người dân nên chấp hành nghiêm, không nên khai báo gian dối để tránh vướng vào những rắc rối về pháp lý.

Ngoài ra, cũng theo Luật sư Diệp Năng Bình, nếu bị tước GPLX mà cố tình điều khiển phương tiện giao thông thì có thể bị xử phạt hành chính, thậm chí là phạt tù nếu gây tai nạn giao thông.

Bởi Điều 58, Luật Giao thông đường bộ quy định, người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khỏe quy định và có GPLX phù hợp với loại xe được phép điều khiển. Việc điều khiển phương tiện khi bị tước GPLX sẽ bị xử phạt như hành vi điều khiển xe khi không có GPLX.

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển xe máy có dung tích xi lanh dưới 175cm3 mà không có GPLX phù hợp sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng. Với xe máy dung tích trên 175cm3, mức phạt là 04-05 triệu đồng.

Mức phạt sẽ là 10-12 triệu đồng cho hành vi điều khiển ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự ô tô mà không có GPLX, sử dụng giấy phép không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc sử dụng GPLX bị tẩy xóa.

Điều 260, Bộ luật Hình sự 2015 cũng quy định, người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ, gây hậu quả như làm chết người; làm người khác thương tật từ 61% trở lên hay gây thiệt hại về tài sản từ 100 triệu đồng trở lên sẽ bị xử lý về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ.

Trường hợp người gây tai nạn không có GPLX theo quy định hoặc trong hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, khung hình phạt theo khoản 2 Điều này sẽ là phạt tù 3-10 năm.

Như vậy, trường hợp đã bị tước GPLX mà vẫn điều khiển phương tiện gây tai nạn dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, người vi phạm có thể bị xử lý hình sự với khung hình phạt 03-10 năm tù.

Cùng chuyên mục

Bán nhà ở xã hội chưa đủ 05 năm bị xử lý thế nào?
Theo quy định, người mua, thuê mua nhà ở xã hội chỉ được quyền chuyển nhượng lại nhà ở trong thời hạn tối thiểu 05 năm kể từ khi tất toán toàn bộ tiền mua, thuê nhà. Vậy, trường hợp bán nhà ở xã hội chưa đủ 05 năm bị xử lý thế nào?

Tin mới

Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Mặt Trời chung tay nâng cao chất lượng điều trị
Vừa qua, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Mặt Trời đã chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác chuyên môn. Sự kiện đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc xây dựng mô hình bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu và kết nối vững chắc với hệ thống y tế đầu ngành.
SeABank tăng 10 bậc trên bảng xếp hạng 500 Doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á
Năm 2025, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) tiếp tục được Tạp chí kinh doanh Fortune (Hoa Kỳ) vinh danh trong bảng xếp hạng Fortune Southeast Asia 500 - 500 Doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á với thứ hạng 277/500, tăng 10 bậc so với năm 2024 nhờ hoạt động hiệu quả, giữ vững đà tăng trưởng và vị thế nổi bật trong khu vực.
Công ty Ăn Cùng Bà Tuyết giải thể, vì sao?
Sau hơn hai năm hoạt động, Công ty Cổ phần Thương mại – Dịch vụ Ăn Cùng Bà Tuyết đã chính thức thông báo giải thể. Tuy nhiên, thương hiệu "Ăn Cùng Bà Tuyết" nổi tiếng trên mạng xã hội với các nội dung ẩm thực dân dã vẫn tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất và kinh doanh dưới mô hình mới.
Làn sóng “chốt đơn” tại Vinhomes Green City sau công bố chính sách bán hàng
Ngay sau khi công bố chính sách giãn xây 2 năm, Vinhomes Green City (Đức Hòa, Long An) đã chứng kiến một làn sóng đầu tư sôi động. Từ các trung tâm lớn như TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai… dòng vốn đang đổ mạnh về khu Tây Bắc, nơi một căn nhà phố chỉ từ 4,79 tỷ đồng có thể “cân” cả nhu cầu an cư lẫn kinh doanh.
Vũng Tàu: Từ “Cap Saint-Jacques” đến thiên đường nghỉ dưỡng tầm cỡ khu vực
Từ gần 2 thế kỷ trước, Vũng Tàu đã được người Pháp gọi tên là “Cap Saint-Jacques” nhờ vị thế cửa biển độc đáo và vai trò thông thương quan trọng. Cùng với sự xuất hiện của hàng loạt “đại bàng” Sun Group, Vingroup…, Vũng Tàu đang đứng trước vận hội mới, hứa hẹn chuyển mình ngoạn mục để trở thành điểm đến nghỉ dưỡng – du lịch văn hoá đẳng cấp quốc tế.