Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ ba, 11/05/2021 11:44 (GMT+7)

Bi kịch chồng chất bi kịch, người mắc Covid-19 bị thêm bệnh nấm phải cắt cụt chân tay

Theo dõi GĐ&PL trên

Ở Ấn Độ, cuộc khủng hoảng Covid-19 còn bị ảnh hưởng bởi một bệnh nhiễm trùng chết người khác, làm tăng gấp đôi nguy cơ tử vong đối với bệnh nhân Covid-19 hoặc những người sống sót phải đối mặt với mối đe dọa phải cắt cụt chân tay

Các bác sĩ ở thủ đô New Delhi đã ghi nhận một ca nhiễm trùng loại nấm này từ các khu bệnh viện đang điều trị bệnh nhân nhiễm Covid-19, làm giảm một nửa tỷ lệ sống sót người bệnh.

Vào năm ngoái, cả Ấn Độ ghi nhận 12 bệnh nhân Covid-19 bị mắc loại nấm này.

Bi kịch chồng chất bi kịch, người mắc Covid-19 bị thêm bệnh nấm phải cắt cụt chân tay
Một bệnh nhân Covid-19 trong khu cấp cứu tại bệnh viện Holy Family, New Delhi, Ấn Độ (Ảnh: Getty).

Trong tuần này, ở Delhi, chỉ trong 2 ngày tại Bệnh viện Sir Ganga Ram, đã có 6 trường hợp nhiễm trùng từ 1 loại nấm có tên mucormycosis. Các bệnh viện khác cũng ghi nhận một số bệnh nhân Covid-19 mắc căn bệnh này.

Chia sẻ với The Independent, tiến sĩ Atul Gogia cho biết: “Người mắc loại nấm này thường không thể kiểm soát mức đường huyết của mình. Chúng tôi đã ghi nhận một số trường hợp mắc mucormycosis mà không có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào”.

Bi kịch chồng chất bi kịch, người mắc Covid-19 bị thêm bệnh nấm phải cắt cụt chân tay
Các bệnh viện tại Ấn Độ luôn trong tình trạng quá tải (Ảnh: Getty).

Một bác sĩ phẫu thuật tai mũi họng tại một bệnh viện ở Rajendra Nagar cho biết thêm : “Chúng tôi đang phải chứng kiến sự gia tăng trở lại của bệnh nấm nguy hiểm do Covid-19 gây ra. Bệnh nhân mắc bệnh này có tỷ lệ tử vong cao. Năm ngoái, nhiều bệnh nhân mắc căn bệnh này bị mất thị lực và phải cắt bỏ mũi và xương hàm”.

Bi kịch chồng chất bi kịch, người mắc Covid-19 bị thêm bệnh nấm phải cắt cụt chân tay
Lò hỏa táng hoạt động hết công suất vì số lượng người chết tăng cao (Ảnh: Reuters).

Bệnh này thường chỉ gây hại cho hệ thống miễn dịch hoặc khiến lượng đường trong máu tăng cao. Tuy nhiên, nó cũng ảnh hưởng đến não, mũi hoặc mắt hoặc ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể.

Bác sĩ Gaurav Kumar chia sẻ: “Căn bệnh này xuất hiện như một thách thức to lớn đối với các y bác sĩ trong làn sóng đại dịch Covid-19 lần 2 tại Ấn Độ. Một số loại thuốc được sử dụng trong điều trị Covid-19 cũng làm ức chế hệ thống miễn dịch”.

“Việc sử dụng quá nhiều thuốc chống viêm cũng có thể làm tăng lượng đường trong máu và những người không thể kiểm soát đường huyết có thể làm tăng khả năng nhiễm nấm”.

Các bệnh nhân Covid-19 đang được hỗ trợ máy thở thường dễ bị nhiễm căn bệnh này vì nước không được vô trùng trong bình tạo độ ẩm.

Khi bình tạo ẩm đó được nối với ống oxy, một số sinh vật có thể phát triển và đi vào cơ thể, gây nhiễm trùng.

Loại bệnh này có các triệu chứng như sưng một bên mặt, đau đầu, nghẹt mũi...

Thủ đô Delhi đang là trung tâm của cuộc khủng hoảng Covid-19 với 90.000 ca mắc, bệnh viện không đủ khả năng cung cấp oxy và giường bệnh.

Ấn Độ mấy ngày qua đều ghi nhận hơn 400.000 ca mắc mới chỉ trong 24 giờ, trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới có tỷ lệ mắc nhiễm cao nhất trong một ngày.

Cùng chuyên mục

Điều kiện thanh toán thuốc điều trị ung thư cho người tham gia BHYT từ năm 2025
Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán đối với thuốc điều trị ung thư, điều hòa miễn dịch khi đáp ứng các quy định tại Thông tư 37/2024/TT-BYT đồng thời đáp ứng điều kiện như: Sử dụng để điều trị ung thư khi được chỉ định bởi bác sĩ có phạm vi hành nghề ung bướu hoặc y học hạt nhân hoặc huyết học truyền máu hoặc trường hợp thuộc phạm vi chuyên môn của người hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh...
Bộ Y tế khuyến cáo phòng bệnh dại
Để chủ động phòng chống bệnh dại, Bộ Y tế khuyến cáo người dân nuôi chó, mèo cần tiêm vaccine phòng dại đầy đủ và tiêm nhắc lại hàng năm; nuôi chó phải xích, nhốt, khi ra đường phải mang rọ mõm.

Tin mới

Nâng cao cảnh giác với các chiêu trò lừa đảo dụ dỗ đầu tư tiền ảo
Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Công an tỉnh Tiền Giang) khuyến cáo, tiền ảo là vấn đề phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro chưa được đánh giá hết, ở Việt Nam chưa có biện pháp để bảo vệ người dùng và biện pháp quản lý. Người dân cần cảnh giác khi tham gia đầu tư tài chính qua các ứng dụng đầu tư tài chính trên không gian mạng, các trang web ứng dụng đầu tư tiền ảo được quảng cáo lãi suất cao tiềm ẩn nguy cơ bị lừa đảo.