Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ hai, 18/04/2022 07:03 (GMT+7)

Bị can Nguyễn Phương Hằng có 02 quốc tịch ảnh hưởng thế nào đến quy trình tố tụng?

Theo dõi GĐ&PL trên

Luật sư cho biết, theo khoản 1, Điều 5, Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã quy định: "Bộ luật hình sự được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam".

Theo đó, căn cứ quy định này, Bộ luật Hình sự của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam sẽ được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt chủ thể thực hiện tội phạm là công dân Việt Nam, công dân nước ngoài hay người nhiều quốc tịch hoặc người không có quốc tịch.

tm-img-alt
Bà Nguyễn Phương Hằng (51 tuổi, Tổng Giám đốc Công ty CP Đại Nam tại Bình Dương).

Việc bị can Nguyễn Phương Hằng (51 tuổi, Tổng Giám đốc Công ty CP Đại Nam tại Bình Dương) có 02 quốc tịch: Việt Nam và Cộng hòa Cyprus thu hút không ít sự chú ý từ dư luận. Nhiều câu hỏi được đặt ra, trong đó có việc bị can Hằng mang 02 quốc tịch thì có ảnh hưởng gì đến quy trình tố tụng hay kết quả điều tra vụ án hay không?

Theo Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng, PGĐ Công ty Luật TNHH TGS, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho biết, tại khoản 1, Điều 5 của Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã quy định: “Bộ luật Hình sự được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”.

Theo đó, căn cứ quy định này, Bộ luật Hình sự của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam sẽ được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt chủ thể thực hiện tội phạm là công dân Việt Nam, công dân nước ngoài, hay người nhiều quốc tịch hoặc người không có quốc tịch.

Đồng thời, Luật sư cũng cho biết, tại khoản 2, Điều 5, Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 cũng quy định: “Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế hoặc theo tập quán quốc tế đó, trong trường hợp điều ước quốc tế đó không quy định hoặc không có tập quán quốc tế thì trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao”.

Tuy nhiên, bà Phương Hằng không thuộc trường hợp các đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Do đó, việc bà Phương Hằng mang 02 quốc tịch (Việt Nam và Cộng hòa Cyprus) sẽ không ảnh hưởng gì đến các hoạt động điều tra, truy tố và xét xử đối với bà Phương Hằng. Bởi vì, trước hết bà Phương Hằng vẫn là công dân Việt Nam, hành vi có dấu hiệu của tội phạm (đang bị điều tra và xử lý) của bà Phương Hằng đã được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam.

Do đó, các Cơ quan tiến hành tố tụng vẫn sẽ thực hiện các thủ tục truy cứu trách nhiệm hình sự đối với bà Phương Hằng bình thường, theo đúng các quy định của Bộ luật Hình sự và Bộ luật Tố tụng hình sự của Việt Nam. Tuy nhiên, trong quá trình tố tụng giải quyết vụ án, nếu Cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự của Cộng hòa Cyprus muốn tiếp xúc lãnh sự đối với bà Phương Hằng thì sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam (Điều 22, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015; Điều 13, Nghị định số 120/2017/NĐ-CP của Chính phủ) và các Điều ước quốc tế có liên quan.

Ngoài ra, việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với bà Phương Hằng sẽ không có sự khác biệt hoặc ngoại lệ nào khác.

Liên quan đến vụ việc, trước đó bà Nguyễn Phương Hằng đã bị Cơ quan CSĐT Công an TP. Hồ Chí Minh khởi tố, bắt tạm giam 03 tháng để điều tra về hành vi “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo khoản 2, Điều 331, Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Trong quá trình điều tra, Công an TP. Hồ Chí Minh đã xác định có nhiều người giúp sức, hỗ trợ bị can Nguyễn Phương Hằng trong việc lên kịch bản, chuẩn bị nội dung, quản trị 12 kênh mạng xã hội, chuẩn bị trang thiết bị kỹ thuật… cho bị can này trong các lần livestream không đúng sự thật, vu khống, xúc phạm đời tư nhiều cá nhân.

Đến nay, Cơ quan CSĐT vẫn đang tiếp tục lấy lời khai, điều tra mở rộng để xem xét có hay không vai trò đồng phạm của một số cá nhân, và chủ kênh YouTube.

Bên cạnh đó, Cơ quan CSĐT Công an TP. Hồ Chí Minh cũng đang xác minh, làm rõ hành vi “Vu khống”, “Làm nhục người khác” của bị can Nguyễn Phương Hằng theo đơn tố cáo của bà Đặng Thị Hàn Ni (nhà báo Hàn Ni).

Cùng chuyên mục

Cần đảm bảo tính răn đe trong xử lý các hành vi xâm phạm, mua bán thông tin cá nhân
Theo Luật sư, các quy định về hình thức xử phạt đối với những hành vi xâm phạm thông tin cá nhân hiện nay có thể chưa đảm bảo tính răn đe. Trong khi hậu quả từ hành vi xâm phạm quyền riêng tư có thể rất nghiêm trọng, gây tổn hại tới danh dự, nhân phẩm, an toàn và cả tính mạng của không chỉ một mà có thể là nhiều nạn nhân. Do đó, cần xử lý nặng, tăng mức phạt đối với các hành vi mua bán thông tin cá nhân.
Một số rủi ro khi mua bán, chuyển nhượng nhà đất thông qua hình thức ‘Hợp đồng ủy quyền’
Có thể nói, hiện nay việc mua bán, chuyển nhượng bất động sản như quyền sử dụng đất, nhà ở được thực hiện thông qua hình thức “Hợp đồng ủy quyền” là tương đối phổ biến. Nội dung này có mục đích hợp pháp hóa các giao dịch mua bán, chuyển nhượng nhà đất mà các bên chủ thể chưa đủ điều kiện hoặc vì một lý do nào đó mà không làm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã ký kết một hợp đồng ủy quyền, giao cho bên nhận ủy quyền được toàn quyền đoạt tài sản.
Hành vi xem bói có thể bị phạt tù tới 10 năm
Theo Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Chủ nhiệm Cơ quan truyền thông Liên đoàn Luật sư Việt Nam, liên quan đến nhóm hành vi về hoạt động xem bói thì hiện nay tùy mức độ, tính chất và hậu quả của hành vi sẽ có các chế tài xử lý hành chính hoặc hình sự. Với mức xử phạt hình sự, hành vi bói toán có thể đối diện mức hình phạt cao nhất lên tới 10 năm tù, phạt tiền đến 50 triệu đồng.
Kẻ ép bé trai 3 tuổi hút ma túy đối diện án tù 20 năm
Trong trường hợp kết quả xác minh của cơ quan điều tra cho thấy người này ép buộc cháu bé 3 tuổi sử dụng trái phép chất ma túy thì sẽ bị xử lý hình sự về tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy và hình phạt có thể tới 20 năm tù.

Tin mới

Mùa hè bùng nổ của cư dân Ocean City với loạt trải nghiệm "du lịch tại chỗ" siêu hấp dẫn
Mùa hè năm nay được dự báo sẽ khắc nghiệt hơn năm trước. Thay vì xách vali đi “đổi gió” tại các thành phố biển như Nha Trang, Phú Quốc... nhiều cư dân Ocean City lại chọn “du lịch tại chỗ”. Níu chân họ là một loạt lễ hội, sự kiện sôi động, chuỗi tiện ích được nâng tầm, ngay dưới thềm nhà.
Mở rộng các tiện ích trên ứng dụng VNeID
Tại phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số diễn ra mới đây, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an tiếp tục mở rộng các tiện ích trên ứng dụng VNeID và đề xuất ban hành các quy định liên quan.