Vaccine sử dụng trong chiến dịch tiêm chủng lần này là 500.000 liều chứa thành phần sởi do tập đoàn FPT tài trợ. Dự kiến với đợt phân bổ vaccine lần 1 hoàn thành trước ngày 30/4 và lần 2 trước 15/5.
Bệnh nhi khởi phát bệnh vào ngày 10/3 (phát ban ngày 15/3). Đến ngày 17/3, trẻ có dấu hiệu khó thở nhiều, được gia đình đưa vào Bệnh viện Nhi trung ương điều trị.
Trước tình hình dịch sởi gia tăng ở nhiều địa phương, Cục Phòng bệnh (Bộ Y tế) cảnh báo: Bệnh sởi là bệnh lây lan nhanh nhất trong số các bệnh truyền nhiễm. Bệnh lây qua không khí khi người bị nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi và chỉ có thể cắt đứt sự lây truyền khi miễn dịch cộng đồng đạt ít nhất 95%.
Trong tuần từ ngày 14/2 đến ngày 21/2/2025, toàn thành phố Hà Nội ghi nhận 88 trường hợp mắc sởi, 0 tử vong; giảm 26 trường hợp so với tuần trước (114 trường hợp/0 tử vong).
Chiều 10/12, thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai cho biết, thời gian gần đây, số ca mắc sởi có xu hướng tăng tại nhiều tỉnh, thành phố, đặc biệt ở những nơi đông dân cư. Thời tiết ở miền Bắc chuyển mùa cũng là nguyên nhân khiến các ca mắc sởi gia tăng. Trung tâm Bệnh nhiệt đới - Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận nhiều ca mắc sởi là người lớn với những biến chứng nguy hiểm.
Những ngày qua, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận nhiều bệnh nhân sởi là người lớn. Các bác sĩ cảnh báo, hiện vẫn còn nhiều người lớn chủ quan với bệnh sởi. Trong bối cảnh dịch sởi đang có diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương thì việc tiêm vaccine phòng bệnh là vô cùng cần thiết.
Bộ Y tế yêu cầu giám đốc sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng Y tế các ngành thực hiện tốt kế hoạch tiêm chủng sởi, ho gà năm 2024.
Sau hơn 1 năm không có ca bệnh, hiện TP.HCM đã ghi nhận 4 trẻ mắc bệnh sởi trong năm 2024, đều là những trẻ chưa được tiêm vaccine phòng sởi. Đây cũng là một lo ngại lớn về nguy cơ bùng phát dịch nếu trẻ không được tiêm vaccine.
Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), đến nay cả nước ghi nhận 203 trường hợp mắc sốt phát ban nghi sởi, không có trường hợp tử vong, số mắc tăng 2,7 lần so với cùng kỳ năm 2023.
Sáng 21/4, theo Sở Y tế Hà Nội, trên địa bàn TP vừa ghi nhận 1 ca mắc sởi. Đây là ca mắc sởi đầu tiên trong năm 2024, trong khi cùng kỳ năm 2023 không ghi nhận.
Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương vừa có công văn số 397/VSDTTƯ-BTN gửi Sở Y tế, trung tâm kiểm soát bệnh tật 28 tỉnh, thành phố về việc tăng cường giám sát bệnh sởi, rubella.
Tại tỉnh Hà Nam, từ đầu năm 2024 đến nay ghi nhận 07 trường hợp sốt phát ban nghi mắc sởi/rubella, trong đó qua xét nghiệm xác định 01 trường hợp dương tính với bệnh Sởi và 01 trường hợp dương tính với bệnh Rubella.
Bà Natasha Crowcroft - Cố vấn kỹ thuật cấp cao về bệnh sởi và rubella của WHO kêu gọi hành động khẩn cấp để bảo vệ trẻ em, bởi sởi là một loại vi-rút lây lan qua không khí rất cao, chủ yếu ảnh hưởng đến các bé dưới 5 tuổi.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã cảnh báo sự lây lan nhanh chóng của bệnh sởi, với hơn 306.000 ca mắc được ghi nhận trên toàn thế giới trong năm 2023, tăng 79% so với năm 2022.