Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ ba, 23/01/2024 11:50 (GMT+7)

Bangladesh: Hàng triệu người đối mặt nguy cơ ung thư do biến đổi khí hậu

Theo dõi GĐ&PL trên

Theo nghiên cứu, biến đổi khí hậu sẽ khiến hàng chục triệu người ở Bangladesh có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư do sử dụng nước giếng bị ô nhiễm.

Các nhà khoa học cho biết mực nước biển dâng cao, lũ lụt khó lường và thời tiết khắc nghiệt do khí hậu nóng lên sẽ đẩy nhanh quá trình giải phóng asen ở mức độ nguy hiểm vào nguồn nước của Bangladesh. Họ cảnh báo hậu quả có thể là gia tăng khủng hoảng sức khỏe cộng đồng với hàng triệu người mắc bệnh ung thư da, bàng quang và phổi do nhiễm độc asen.

Trưởng nhóm nghiên cứu, giáo sư Seth Frisbie tại Đại học Norwich (Anh), cho biết: “Ngộ độc asen mãn tính từ nước uống là vấn đề thực sự, không chỉ dừng lại ở lý thuyết. Tôi từng đến một ngôi làng nơi không có ai quá 30 tuổi”.

Nguồn gốc của cuộc khủng hoảng ô nhiễm nước chứa asen bắt nguồn từ những năm 1970, khi Bangladesh có tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh cao nhất thế giới do nguồn nước bề mặt ô nhiễm. Các cơ quan viện trợ của Liên hợp quốc và các tổ chức phi chính phủ đã tài trợ một chương trình khoan giếng sâu để cung cấp nước sạch cho người dân Bangladesh sinh hoạt, tưới tiêu và nuôi cá.

tm-img-alt
Trẻ em lấy nước uống tại trại tị nạn ở Cox’s Bazar, Bangladesh - Ảnh: Shafiqur Rahman/AP.

Các giếng mới giúp giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em qua việc hạn chế lây lan các bệnh lây truyền qua đường nước. Tuy nhiên, đến những năm 1990, rõ ràng là nước khai thác từ tầng đá trầm tích ở Bangladesh có hàm lượng asen tự nhiên cao.

Trường hợp ngộ độc asen mãn tính đầu tiên từ nước giếng khoan được chẩn đoán ở Bangladesh là vào năm 1993 và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mô tả đây là “vụ ngộ độc hàng loạt lớn nhất đối với người dân trong lịch sử”.

Tờ Guardian (Anh) dẫn lời ông Frisbie phân tích rằng asen xuất hiện một cách tự nhiên trong quá trình nâng lên của dãy Himalaya. Vì vậy, trầm tích từ các lưu vực sông Hằng, Brahmaputra, Meghna, Irrawaddy đều giàu asen tự nhiên.

Ông bổ sung: “Không có vấn đề gì khi con người uống nước bề mặt, vì nước bề mặt tiếp xúc với oxy trong khí quyển khiến asen không hòa tan và tách khỏi nước. Nhưng nước giếng sâu không tương tác nhiều với oxy trong khí quyển. Và đó là lý do tại sao việc đột ngột cho phép mọi người tiếp cận những giếng nước sâu này lại là một cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng”.

Ngộ độc asen mãn tính dẫn đến tích tụ asen bên trong cơ thể của những người bị ảnh hưởng. Nó biểu hiện ra bên ngoài qua sự sừng hóa của da ở lòng bàn tay và lòng bàn chân. Các quá trình tương tự cũng đang diễn ra bên trong, tích tụ ở phổi cùng các cơ quan nội tạng khác, gây ung thư.

Theo ông Frisbie, giếng ở khoảng 49% khu vực có nước nhiễm asen vượt quá giới hạn tối đa của WHO là 10 phần tỷ. Khoảng 45% nước nhiễm asen có hàm gấp từ năm lần trở lên so với giới hạn của WHO. Trong quá trình nghiên cứu thực địa, ông Frisbie đã thử nghiệm nước từ một giếng và thu kết quả nồng độ asen là 448 phần tỷ.

Ông Frisbie nói: “Ước tính hiện tại của tôi là khoảng 78 triệu người Bangladesh bị phơi nhiễm và tôi tin rằng dự đoán thận trọng là khoảng 900.000 người Bangladesh dự kiến sẽ chết vì ung thư phổi và bàng quang”.

Khí hậu cực đoan làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn nhiều. Khi mực nước biển tiếp tục dâng, Bangladesh dự kiến chịu ảnh hưởng nặng nề bởi lũ lụt, điều này sẽ làm thay đổi tính chất hóa học của tầng ngậm nước bên dưới, dẫn đến nhả thêm nhiều asen từ trầm tích của nó. Đồng thời, nước biển xâm nhập vào tầng ngậm nước sẽ làm tăng độ mặn, đẩy nhanh tốc độ asen thẩm thấu vào nước, thông qua một quá trình được gọi là “hiệu ứng muối”.

Những tác động của thay đổi thành phần hóa học cơ bản trong tầng ngậm nước do biến đổi khí hậu gây ra không chỉ giới hạn ở Bangladesh mà còn được cảm nhận trên toàn thế giới.

Cùng chuyên mục

Bão Toraji gần Biển Đông, giật cấp 12
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 16 giờ, ngày 10/11, vị trí tâm bão Toraji ở vào khoảng 15,1 độ vĩ bắc; 126,9 độ kinh đông, trên vùng biển phía Đông Bắc đảo Luzon (Philippines).

Tin mới

Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.
Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị
Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.
Điều kiện thanh toán thuốc điều trị ung thư cho người tham gia BHYT từ năm 2025
Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán đối với thuốc điều trị ung thư, điều hòa miễn dịch khi đáp ứng các quy định tại Thông tư 37/2024/TT-BYT đồng thời đáp ứng điều kiện như: Sử dụng để điều trị ung thư khi được chỉ định bởi bác sĩ có phạm vi hành nghề ung bướu hoặc y học hạt nhân hoặc huyết học truyền máu hoặc trường hợp thuộc phạm vi chuyên môn của người hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh...
Số ca mắc sởi tăng cao, bệnh viện quá tải
Khoảng 1 tuần qua, số bệnh nhi mắc sởi phải nhập viện điều trị tại Đồng Nai tăng cao. Trung bình mỗi ngày, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai tiếp nhận gần 70 ca mắc mới, dẫn đến quá tải tại các khoa điều trị về hô hấp. Đáng lưu ý, hầu hết bệnh nhi mắc sởi đều chưa tiêm vaccine sởi hoặc chưa tiêm đủ 2 mũi theo khuyến cáo.