Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ tư, 28/04/2021 07:38 (GMT+7)

Ấn Độ 1 tháng trước và bây giờ: Nghẹt người dự lễ hội đến giàn hỏa thiêu ngoài trời vì Covid-19

Theo dõi GĐ&PL trên

Gần 1 tháng trước, Ấn Độ tưng bừng lễ hội sông Hằng để được tắm nước thánh linh thiêng. Và giờ đây, lò thiêu đang hoạt động hết công suất để ném tàn tro xác những người từng tắm trở lại dòng sông này.

Khi tới ngày lễ lớn, ai ai cũng muốn hòa mình vào không khí của lễ hội, nhưng trong bối cảnh dịch Covid-19 leo thang thì việc đó không khác gì tự sát. Vào tháng 3 năm 2020, Ấn Độ từng phải phong tỏa khắp cả nước vì dịch bệnh và bây giờ, làn sóng Covid-19 thứ 2 lại bùng lên và khốc liệt hơn rất nhiều so với làn sóng đầu tiên. 

Ấn Độ 1 tháng trước và bây giờ: Nghẹt người dự lễ hội đến giàn hỏa thiêu ngoài trời vì Covid-19

Chỉ 3 tháng đầu năm 2021, số ca nhiễm mới hàng ngày ở Ấn Độ đã tăng gấp 3 lần so với mức cao nhất của nước này trong năm 2020. Và góp phần gây ra thảm kịch này chính là những cuộc vận động bầu cử và lễ hội tôn giáo Kumbh Mela (lễ hội sông Hằng).

Ấn Độ 1 tháng trước và bây giờ: Nghẹt người dự lễ hội đến giàn hỏa thiêu ngoài trời vì Covid-19
Ảnh chụp lễ hội sông Hằng vào ngày 12/4. 

Cụ thể, tại bang Tây Bengal (một trong những điểm nóng bầu cử), nếu như vào ngày 1/2/2021, bang này chỉ ghi nhận 198 ca nhiễm mới thì đến ngày 16/4, con số này đã chạm ngưỡng 6.910 ca. Và trong khoảng thời gian này, số ca nhiễm hàng ngày đã tăng khoảng 3.489%. Điều đáng nói hơn là cuộc bầu cử quốc hội ở Tây Bengal được tổ chức trong tổng cộng 8 giai đoạn, tức còn 2 giai đoạn nữa vẫn chưa diễn ra.

Ấn Độ 1 tháng trước và bây giờ: Nghẹt người dự lễ hội đến giàn hỏa thiêu ngoài trời vì Covid-19
 Vận động bầu cử đã góp phần tạo nên làn sóng Covid-19 mới ở Ấn Độ.

Ở các bang khác, số ca nhiễm mới cũng tăng lên một cách chóng mặt. Chẳng hạn như ở Tamil Nadu, số ca nhiễm mỗi ngày (tính từ ngày 1/3 đến ngày 16/4) tăng tới 1.683%. Trong khi đó, ở Assam, mức tăng đã lên tới 4.407% chỉ trong khoảng 2 tháng rưỡi (tính từ ngày 1/2 đến ngày 16/4). 

Với lễ hội Kumbh Mela, hơn 4.8 triệu người từ khắp mọi miền Ấn Độ đã di chuyển đến Haridwar, một thành phố cổ ở bang Uttarakhand, để tham dự các nghi lễ, cầu nguyện và tắm rửa trên sông Hằng. Đây được coi là sự kiện đông người nhất cho đến nay ở quốc gia Nam Á này trong thời gian bùng phát làn sóng Covid-19 thứ 2.

Ấn Độ 1 tháng trước và bây giờ: Nghẹt người dự lễ hội đến giàn hỏa thiêu ngoài trời vì Covid-19
Lễ hội sông Hằng được tổ chức vào tháng 4 vừa qua. 
Ấn Độ 1 tháng trước và bây giờ: Nghẹt người dự lễ hội đến giàn hỏa thiêu ngoài trời vì Covid-19
Ấn Độ 1 tháng trước và bây giờ: Nghẹt người dự lễ hội đến giàn hỏa thiêu ngoài trời vì Covid-19

Vào thời điểm đó, hàng nghìn cảnh sát đã được điều động tới đây nhưng họ vẫn không thể áp đặt các quy định theo tiêu chuẩn phòng chống dịch với những người tham gia lễ hội. Vì vậy, các tín đồ vẫn thản nhiên tắm nước thánh linh thiêng trên dòng sông Hằng, vui vẻ cười đùa trong các nghi thứ. Để rồi đây, rất nhiều người đã được “tắm” trở lại trên dòng sông đó, nhưng chỉ khác là giờ họ chỉ còn lại một nắm tro tàn, trôi theo dòng nước mênh mông.

Ấn Độ 1 tháng trước và bây giờ: Nghẹt người dự lễ hội đến giàn hỏa thiêu ngoài trời vì Covid-19
Những tín đồ đang ngồi chờ để được tắm trên sông Hằng. 
Ấn Độ 1 tháng trước và bây giờ: Nghẹt người dự lễ hội đến giàn hỏa thiêu ngoài trời vì Covid-19
Người dân tắm trên sông Hằng linh thiêng bất chấp đại dịch. 
Ấn Độ 1 tháng trước và bây giờ: Nghẹt người dự lễ hội đến giàn hỏa thiêu ngoài trời vì Covid-19
Ảnh chụp lễ hội sông Hằng tại Har ki Pauri Ghat ở Haridwar vào ngày 14/4. 
Ấn Độ 1 tháng trước và bây giờ: Nghẹt người dự lễ hội đến giàn hỏa thiêu ngoài trời vì Covid-19
Ấn Độ 1 tháng trước và bây giờ: Nghẹt người dự lễ hội đến giàn hỏa thiêu ngoài trời vì Covid-19
Một nghi thức khác trong lễ hội. 

Ngay lúc này, ảnh hưởng của dịch bệnh có thể được nhìn thấy rõ ở mọi ngõ ngách, từ thành phố cho đến nông thôn. Ấn Độ vỡ trận vì Covid-19!

Hàng dài xe cấp cứu đi lại suốt ngày đêm. Nhiều bệnh viện rơi vào tình trạng quá tải, con cõng cha, cõng mẹ đi từ bệnh viện này sang bệnh viện khác để điều trị nhưng không nơi nào chấp nhận vì thiếu giường. 

Ấn Độ 1 tháng trước và bây giờ: Nghẹt người dự lễ hội đến giàn hỏa thiêu ngoài trời vì Covid-19
Các lò hỏa thiêu hoạt động cả ngày lẫn đêm.
Ấn Độ 1 tháng trước và bây giờ: Nghẹt người dự lễ hội đến giàn hỏa thiêu ngoài trời vì Covid-19

Giá oxy ở chợ đen bị rao bán với giá cắt cổ khiến nhiều người tán gia bại sản, hay gây ra tình trạng tranh cướp bình oxy như vừa rồi. Nhưng nó cũng chỉ là biện pháp để cầm cự mà thôi. 

Ấn Độ 1 tháng trước và bây giờ: Nghẹt người dự lễ hội đến giàn hỏa thiêu ngoài trời vì Covid-19
Bình oxy trở thành mặt hàng vô cùng đắt đỏ tại quốc gia này. 

Các thi thể nằm la liệt nằm trên mặt đất để chờ đi hỏa táng, thậm chí một số nơi xác chết còn được để cùng phòng với bệnh nhân đang điều trị. Các lò hỏa thiêu đỏ lửa cả ngày lẫn đêm khiến bản thân cái lò cũng bị tan chảy mà vẫn không thể xử lý hết những thi thể đang chất đống. Những giàn hỏa thiêu ngoài trời mọc lên như nấm nhưng cũng không thể nào đủ. 

Ấn Độ 1 tháng trước và bây giờ: Nghẹt người dự lễ hội đến giàn hỏa thiêu ngoài trời vì Covid-19
Các thi thể được xếp hàng dài, chờ mang đi hỏa thiêu. 
Ấn Độ 1 tháng trước và bây giờ: Nghẹt người dự lễ hội đến giàn hỏa thiêu ngoài trời vì Covid-19
Một người phụ nữ được an ủi sau khi chồng cô qua đời vì Covid-19 bên ngoài nhà xác.

Dù vậy, chính quyền bang Kashmir vẫn dự kiến cho 600.000 người hành hương Hindu tham dự cuộc hành hương Amarnath hằng năm. Nhiều người vẫn còn thờ ờ, chủ quan trước đại dịch. Liệu bao giờ số ca nhiễm mới giảm xuống, các lò hỏa thiêu mới ngừng đỏ lửa?

Cùng chuyên mục

Tin mới

Nam Em có hành động khó hiểu khi livestream bán hàng
Nam Em là cái tên được nhắc đến khá nhiều thời gian qua, nguyên nhân xuất phát từ những ồn ào vạ miệng của cô nàng. Mới đây, quay trở lại mạng xã hội livestream bán hàng, Nam Em lại có hành động khó hiểu khiến nhiều người phải bàn tán.
Sẽ xem xét xóa bỏ độc quyền vàng miếng
Trong tờ trình dự thảo sửa đổi Nghị định 24/2012/NĐ-CP, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các bộ ngành đánh giá Nghị định này đã hoàn thành nhiệm vụ kể từ khi được ban hành. Tuy nhiên, trước những thay đổi của thị trường, Nghị định 24/2012/NĐ-CP cũng cần thay đổi để phù hợp. Theo Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối Đào Xuân Tuấn cho biết, một trong những nội dung được đề xuất trong dự thảo sửa đổi là xem xét xóa bỏ độc quyền vàng miếng SJC và có thêm nhiều thương hiệu vàng khác.
Bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng
Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính rà soát đầy đủ các hàng hóa, dịch vụ/nhóm hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng; trường hợp cần thiết có thể xem xét, bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, bảo đảm đúng bản chất của hàng hóa, dịch vụ.