Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ sáu, 08/09/2023 00:19 (GMT+7)

8 tháng cả nước ghi nhận hơn 66.000 ca sốt xuất huyết, 14 ca tử vong

Theo dõi GĐ&PL trên

Từ đầu năm đến cuối tháng 8/2023, cả nước ghi nhận 66.386 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó có 14 bệnh nhân tử vong. Các ca bệnh tập trung ở Hà Nội, một số tỉnh miền Trung và TPHCM, An Giang, Đồng Nai, Bình Dương…

Bộ Y tế cho biết, 14 ca bệnh tử vong, ghi nhận tại Đồng Nai (4 ca), Đắk Lắk (2), Phú Yên (2), Bình Phước (1), Bình Thuận (1), TPHCM (1), Khánh Hòa (1), Kiên Giang (1), Long An (1). So với cùng kỳ năm 2022 thì số ca tử vong giảm 79 trường hợp.

Cả nước ghi nhận hơn 66.000 ca sốt xuất huyết, 14 ca tử vong
Ảnh minh hoạ.

Số ca mắc sốt xuất huyết ghi nhận tập trung tại Hà Nội (5.190 ca), TPHCM (8.628), An Giang (3.161), Đồng Nai (3.114), Bình Dương (2.482), Bình Thuận (3.118), Sóc Trăng (2.481)…

Theo nhận định của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), tỉ lệ tử vong do sốt xuất huyết của cả nước trong 8 tháng năm 2023 là 0,02% (thấp hơn tỉ lệ tử vong do sốt xuất huyết giai đoạn 2016-2020 là 0,03%), thấp hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực (Timor Leste 1,2%, Indonesia 0,89%, Philippines 0,51%, Campuchia 0,2%, Lào 0,18%, Malaysia 0,06) và nằm trong chỉ tiêu về giảm tử vong do Thủ tướng Chính phủ giao tại Chương trình mục tiêu y tế-dân số giai đoạn 2016-2020 (≤0,09%).

Tất cả các trường hợp tử vong ghi nhận tại khu vực miền Nam, miền Trung, Tây Nguyên, chưa có trường hợp tử vong ghi nhận tại miền Bắc.

Số mắc sốt xuất huyết ghi nhận tăng cao bắt đầu từ tuần 26 (tháng 6) và tăng cao nhất trong 3 tuần gần đây. Số mắc sốt xuất huyết trong 8 tháng năm 2023 giảm tại 3 khu vực (miền Nam giảm 71%, miền Trung giảm 44,3%, Tây Nguyên giảm 34%), riêng miền Bắc tăng 125,2%, đặc biệt tại Hà Nội tăng 5,3 lần.

Cũng theo Bộ Y tế, típ virus sốt xuất huyết lưu hành năm 2023 chủ yếu là D1, D2 và không có sự khác biệt với các típ virus lưu hành những năm gần đây.

Nguyên nhân gia tăng bệnh sốt xuất huyết hiện nay là do điều kiện thời tiết thuận lợi cho muỗi truyền bệnh phát triển, đặc biệt miền Bắc đang trong điều kiện thời tiết mùa hè nóng ẩm, nắng mưa đan xen.

Bên cạnh đó, tốc độ đô thị hóa nhanh, giao lưu đi lại giữa các vùng miền cũng làm gia tăng nguy cơ lan rộng và khó quản lý, kiểm soát nguồn truyền bệnh.

Môi trường tại các công trình xây dựng, nhà máy, xí nghiệp, nhà trọ, lán trại không được quan tâm xử lý, dẫn đến phát sinh các ổ bọ gậy của muỗi truyền bệnh.

Sự chủ động, phối hợp của người dân và ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, chống sốt xuất huyết tại một số địa phương chưa cao.

Ngoài ra, theo WHO, trong năm 2023 và 2024, hiện tượng biến đổi khí hậu và hiện tượng El Nino có thể thúc đẩy muỗi sinh sản, làm gia tăng sự lây truyền bệnh sốt xuất huyết và các bệnh do muỗi truyền.

suckhoeviet.org.vn

Cùng chuyên mục

Bệnh lao trẻ em: Hiểu đúng để điều trị sớm
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính, số trẻ mắc lao chiếm từ 10-12% tổng số bệnh nhân lao mới và lao tái phát hằng năm. Tại Việt Nam, ước tính mỗi năm có khoảng 10,6 triệu ca mắc lao mới trong đó có 1,2 triệu ca ở trẻ em dưới 15 tuổi và khoảng 13.000 trẻ em mắc lao các thể cần điều trị.
Cảnh báo tình trạng ngộ độc chì ở trẻ em
Một trong những nguyên nhân phổ biến gây ngộ độc chì ở trẻ em mà cha mẹ ít cảnh giác đó là do dùng các loại thuốc nam (dân gian gọi là thuốc cam) không rõ nguồn gốc, với mong muốn giúp con tăng cân và chữa lành một số bệnh thông thường.

Tin mới

Yên Bái: 1 người bị sét đánh tử vong
Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Yên Bái, người tử vong do sét đánh là ông Mè Văn Th. (sinh năm 1979, ở tổ dân phố Suối Khoáng, thị trấn Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn).