Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ sáu, 20/05/2022 16:29 (GMT+7)

7 lý do khiến bạn đổ mồ hôi khi ngủ và lúc nào cần tới gặp bác sĩ?

Theo dõi GĐ&PL trên

Mặc dù quá nóng là thủ phạm thông thường, nhưng có những lý do khác khiến bạn toát mồ hôi trong khi ngủ.

Khi thời tiết vào hè, nhiệt độ tăng cao, bạn thấy mình thức dậy với cơ thể đầy mồ hôi.

Mặc dù quá nóng là thủ phạm thông thường, nhưng có những lý do khác khiến bạn toát mồ hôi trong khi ngủ.

Hầu hết những người bị đổ mồ hôi ban đêm sẽ không cần điều trị. Mọi người có thể áp dụng mẹo nhỏ như mở cửa sổ, sử dụng các loại vải thoáng khí và đặt một cốc nước gần giường để cải thiện tình trạng này.

Trước đây, người ta phát hiện ra rằng đổ mồ hôi ban đêm là một triệu chứng của việc nhiễm biến thể Omicron. Nếu nghi ngờ mình nhiễm Covid-19, hãy lập tức làm xét nghiệm.

Dưới đây là một số lý do khiến bạn dễ đổ mồ hôi vào ban đêm.

Thời kỳ mãn kinh

7 lý do khiến bạn đổ mồ hôi khi ngủ và lúc nào cần tới gặp bác sĩ?

Nếu bạn bị đổ mồ hôi, bốc hỏa vào ban đêm, thì thời kỳ mãn kinh là một trong những thủ phạm chính. Sự thay đổi hormone trong thời gian này có thể khiến phụ nữ bị toát mồ hôi. Nhưng nó có thể điều trị được - hãy đến gặp bác sĩ nếu tình trạng này ảnh hưởng nhiều tới chất lượng giấc ngủ.

Tác dụng phụ của thuốc

Thuốc chống trầm cảm, steroid và thuốc giảm đau là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến mồ hôi hình thành. Nếu bạn bắt đầu đổ mồ hôi kể từ khi dùng thuốc, bạn có thể nói chuyện với bác sĩ để xem liệu bạn có thể chuyển loại khác hay không.

Lượng đường trong máu thấp

Lượng đường trong máu thấp, còn gọi là hạ đường huyết - đề cập đến khi lượng đường trong máu của bạn giảm xuống mức thấp bất thường. Điều này thường liên quan đến bệnh tiểu đường và đối với nhiều người dùng insulin để điều trị, tình trạng này cũng sẽ dẫn tới việc đổ mồ hôi ban đêm.

Trong một số trường hợp, điều này là do cơ thể phải hoạt động nhiều hơn để đảm bảo các cơ quan hoạt động đầy đủ.

Tiến sĩ Nesochi Okeke-Igbokwe giải thích rằng khi lượng đường trong máu xuống quá thấp, điều này có thể kích hoạt việc giải phóng adrenaline.

Khi điều này xảy ra, các tuyến mồ hôi của bạn bị kích thích và bạn bắt đầu đổ mồ hôi để hạ nhiệt.

Nhiễm trùng

7 lý do khiến bạn đổ mồ hôi khi ngủ và lúc nào cần tới gặp bác sĩ?

Đổ mồ hôi vào ban đêm có thể là một dấu hiệu cho thấy hệ thống miễn dịch đang phải làm việc chống lại nhiễm trùng.

Một số người đã báo cáo điều này trong khi mắc Covid-19. Vì lý do tương tự, tình trạng này cũng có thể xảy ra như một tác dụng phụ của việc tiêm phòng.

Bạn cũng có thể bị đổ mồ hôi ban đêm nếu bạn bị nhiễm trùng do vi khuẩn, nhiễm virus hoặc nhiễm ký sinh trùng.

Uống rượu

Nếu bạn quen với việc uống một hoặc hai ly đồ uống trước khi ngủ để giúp bạn dễ vào giấc, đây cũng có thể là lý do khiến bạn đổ mồ hôi ban đêm.

Điều này là do rượu có thể làm giãn đường hô hấp, khiến bạn khó thở hơn và do đó, cơ thể bạn phải nỗ lực nhiều hơn để làm điều đó - điều này khiến nhiệt độ cơ thể tăng.

Rượu cũng làm tăng nhịp tim của bạn, gây đổ mồ hôi và do rượu là chất không có lợi, cơ thể bạn tiết mồ hôi nhiều hơn để đào thải nó ra khỏi cơ thể.

Một số bệnh ung thư

7 lý do khiến bạn đổ mồ hôi khi ngủ và lúc nào cần tới gặp bác sĩ?

Đổ mồ hôi vào ban đêm cũng có thể là một dấu hiệu cảnh báo rất sớm của một số bệnh ung thư, điển hình nhất là ung thư hạch, một loại ung thư máu. Nhưng điều này là hiếm.

Lo lắng

Đây có thể là một nguyên nhân phổ biến gây ra mồ hôi quá nhiều. Khi mọi người trở nên lo lắng, cơ thể sẽ bắt đầu phản ứng.

Điều này có thể làm thay đổi nhịp tim của bạn, đó là lý do tại sao nhiều người vật lộn với lo lắng có thể cảm thấy khó thở.

Cảm giác lo lắng cũng có thể khiến cơ thể đổ mồ hôi - điều này đồng nghĩa là bạn cần phải hạ nhiệt.

Cùng chuyên mục

Cảnh báo đột quỵ "rình rập" khi thời tiết thay đổi
Thời gian gần đây, tại TP Hồ Chí Minh ghi nhận một số trường hợp đột ngột ngã gục và tử vong khi đang di chuyển trên đường. Nguyên nhân dẫn đến những cái chết thương tâm này được xác định là do đột quỵ.
Bệnh sởi ở người lớn gia tăng, cảnh báo nguy cơ lây lan do chủ quan​
Những ngày qua, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận nhiều bệnh nhân sởi là người lớn. Các bác sĩ cảnh báo, hiện vẫn còn nhiều người lớn chủ quan với bệnh sởi. Trong bối cảnh dịch sởi đang có diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương thì việc tiêm vaccine phòng bệnh là vô cùng cần thiết.

Tin mới

Khắc phục ít nhất 3/4 tài sản tham ô, người bị kết án tử hình có thể được giảm nhẹ mức án
Bộ luật Hình sự năm 2015 nêu rõ không thi hành án tử hình đối với người bị kết án tử hình về tội "Tham ô tài sản", tội "Nhận hối lộ" mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.
Tăng gắn kết với doanh nghiệp, nâng hiệu quả đào tạo nghề
Đích đến của giáo dục nghề nghiệp là cung ứng lực lượng lao động trực tiếp chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động. Do đó, đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, gắn kết với đơn vị sử dụng lao động là giải pháp quan trọng, rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết và thực hành trong đào tạo, nâng cao chất lượng nhân lực có kỹ năng nghề.
Chi phí định cư Canada bao nhiêu tiền?
Chi phí định cư Canada là vấn đề cần cân nhắc và tính toán kỹ lưỡng trước khi bắt đầu cuộc sống mới tại quốc gia này. Thực tế, chi phí định cư Canada bao gồm rất nhiều khoản, nếu không có sự chuẩn bị chu đáo, quý vị khó có thể yên tâm trong hành trình an cư Canada. Bài viết dưới đây tổng hợp chi phí định cư Canada cần thiết để quý vị có thể chuẩn bị cho hành trình sắp tới.