Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Chủ nhật, 10/04/2022 16:30 (GMT+7)

5 việc cần làm 'đánh bay' mệt mỏi hậu Covid-19

Theo dõi GĐ&PL trên

Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của biến chủng này là mệt mỏi gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống.

Số ca mắc Covid-19 có chiều hướng giảm những ngày qua, nhưng không có nghĩa chúng ta có thể chủ quan, đặc biệt là trước những hậu quá của di chứng hậu Covid-19.

Biến thể Omicron vẫn chiếm ưu thế và dù ít gây bệnh nặng hơn những biến thể khác song một trong những triệu chứng phổ biến nhất của biến chủng này là mệt mỏi.

Mệt mỏi do Covid-19 khác với mệt mỏi thông thường. Đó là cảm giác toàn thân suy nhược. Nó cũng có thể khiến bạn kiệt quệ về mặt tinh thần, khó có động lực hoặc làm bất cứ việc gì khác.

Bác sĩ Natasha Yates, phó trưởng khoa Thực hành Tổng hợp tại Đại học Bond, Australia, cho biết mệt mỏi có thể tồn tại một thời gian sau khi nhiễm Covid-19, có thể kéo dài đến 3 tuần.

Và đối với một số người không may mắn, nó sẽ không thay đổi trong nhiều tháng và trở thành Covid kéo dài.

Văn phòng Thống kê Quốc gia (ONS) định nghĩa Covid kéo dài là các triệu chứng kéo dài hơn nhiều tuần sau khi nhiễm virus.

Theo Dịch vụ Y tế Anh (NHS), ở một số người, nhiều yếu tố khác nhau góp phần gây ra sự mệt mỏi và khiến tình trạng này kéo dài. “Mức độ hoạt động thể chất thấp, thói quen hàng ngày bị xáo trộn, thói quen ngủ kém, công việc đòi hỏi nhiều sức lực, tâm trạng thấp, lo lắng và căng thẳng đều có thể làm cho tình trạng mệt mỏi trở nên tồi tệ hơn”.

5 việc cần làm 'đánh bay' mệt mỏi hậu Covid-19

Một số mẹo của bác sĩ Natasha giúp người bệnh đánh bại mệt mỏi sau Covid-19.

Điều chỉnh nhịp độ

Sau khi mắc Covid, bạn nghĩ mình sẽ nhanh chóng trở lại với thói quen bình thường. Nhưng thật không may, điều này không phải lúc nào cũng đúng.

Bác sĩ Yates cho biết: “Hãy điều chỉnh mức năng lượng trở lại các hoạt động bình thường của bạn. Chọn các ưu tiên và tập trung vào những gì bạn có thể làm hơn là những việc bạn không thể".

Tập thể dục dần

Bạn có thể háo hức đến phòng tập thể dục sau một tuần hoặc lâu hơn khi mắc Covid-19, nhưng đừng lao vào tập ngay nếu bạn chưa cảm thấy khỏe hẳn. Và hãy yêu cầu trợ giúp nếu bạn thấy năng lượng cơ thể không trở lại bình thường trong nhiều tuần.

“Tập thể dục trở lại dần dần có thể giúp bạn hồi phục, nhưng bạn cần một số hỗ trợ về cách quản lý hoặc tránh mệt mỏi sau đó", bác sĩ Yates cho biết.

Ngủ ngon

Hãy ưu tiên cho giấc ngủ bởi giấc ngủ được coi là "phép thuật" giúp chữa bệnh.

“Thay vì cảm thấy tội lỗi khi ngủ quá nhiều, hãy nhắc nhở bản thân rằng trong khi ngủ, cơ thể bạn bảo tồn năng lượng và hồi phục. Giấc ngủ bị gián đoạn là một triệu chứng đáng tiếc của Covid. Có một lịch trình ngủ nghiêm ngặt, đồng thời nghỉ ngơi khi bạn cảm thấy mệt mỏi trong ngày, là điều quan trọng", bác sĩ Yates nói.

Chú trọng chế độ ăn uống

Theo NHS, hãy ăn (mỗi ngày); 3 phần protein bằng lòng bàn tay, 3 phần sữa bằng ngón tay cái và 5 phần trái cây và rau.

Theo dõi tình trạng mệt mỏi

Hãy ghi nhật ký để theo dõi tình trạng mệt mỏi của bạn và tìm kiếm sự cải thiện dần dần. Bạn sẽ có những ngày tốt đẹp và những ngày tồi tệ, nhưng nhìn chung cần phải có một quỹ đạo chậm rãi để phục hồi. Nhật ký có thể giúp bạn phát hiện các kiểu hoạt động không hữu ích, chẳng hạn như kiểu ngủ không đều và việc hoạt động rất tích cực vào hôm trước nhưng lại kiệt sức hôm sau.

Cùng chuyên mục

Tin mới

Đến hết ngày 31/3 doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu không xuất hóa đơn điện tử sẽ bị xử lý
Bộ Công thương vừa ban hành các văn bản bản hỏa tốc gửi UBND các tỉnh, thành phố, các Sở Công thương các tỉnh, thành phố; các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu; các thương nhân phân phối xăng dầu về việc thực hiện quy định về hóa đơn điện tử và cung cấp dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định.
Bộ Y tế thông tin về nhóm đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng BHYT
Bộ Y tế vừa có văn bản gửi Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc triển khai thi hành Nghị định 75/2023/NĐ-CP của Chính phủ để hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị, cơ quan liên quan xác định đối tượng, tổ chức thực hiện để bảo đảm quyền lợi cho người dân được hưởng chính sách bảo hiểm y tế (BHYT).