Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ năm, 17/10/2024 15:24 (GMT+7)

3 ngộ nhận về lưu trữ máu cuống rốn

Theo dõi GĐ&PL trên

Lưu trữ máu cuống rốn tại Việt Nam chưa thực sự phổ biến, hoạt động này vẫn còn mới lạ ở các vùng kinh tế trung bình khá.

Hoạt động lưu trữ máu dây rốn chưa được cấp phép

Đứng trước thực trạng nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc trên toàn cầu, nhu cầu sử dụng trong nước ngày càng tăng cao, Bộ Y tế Việt Nam đã cấp phép thành lập các đơn vị lưu trữ máu cuống rốn trên toàn quốc.

Tính đến quý III năm 2024, thống kê cả nước có khoảng 5 ngân hàng tế bào gốc nhà nước và gần 10 ngân hàng tế bào gốc tư nhân. Số lượng mẫu tế bào gốc từ máu cuống rốn được lưu trữ tăng đều đặn hàng năm.

3 ngộ nhận về lưu trữ máu cuống rốn
Hoạt động lưu trữ máu cuống rốn diễn ra công khai, tuân thủ theo quy định và nguyên tắc của Bộ Y tế.

Theo chuyên gia thuộc Trung tâm Tế bào gốc - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, sự ra đời của các ngân hàng tế bào gốc máu dây rốn giải quyết thực trạng khan hiếm nguồn tế bào gốc tạo máu, mở ra cơ hội điều trị bệnh hiểm nghèo. Tiềm năng biệt hóa vượt trội, tính tăng sinh miễn dịch thấp, giảm ngừa nguy cơ thải ghép.

Thông tin lưu trữ máu cuống rốn mơ hồ

Lưu trữ máu cuống rốn là dịch vụ y tế đặc biệt, cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luật và tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Hợp đồng là cơ sở pháp lý xác nhận hoạt động thu thập, xử lý và bảo quản diễn ra đúng quy trình.

Trung tâm Tế bào gốc Phương Đông cho biết, nội dung hợp đồng lưu trữ máu cuống rốn cần đầy đủ thông tin các bên, tên dịch vụ cung cấp, chi phí, thời gian, quyền và nghĩa vụ, điều kiện chấm dứt, hướng giải quyết tranh chấp và điều khoản khác (nếu có).

Chuyên viên Ngân hàng lưu trữ tế bào gốc có trách nhiệm giải thích các thuật ngữ trên hợp đồng, đảm bảo sự đồng thuận và tính pháp lý. Trình bày thông tin dịch vụ, lợi ích một cách rõ ràng giúp khách hàng đưa ra quyết định đúng đắn, tránh xảy ra xung đột.

3 ngộ nhận về lưu trữ máu cuống rốn
Thông tin bảo quản máu dây rốn được thể hiện rõ ràng trên hợp đồng pháp lý.

Song trước thực trạng gia đình không được chia sẻ thông tin, tình hình mẫu tế bào trong suốt thời gian lưu trữ làm dấy lên những quan ngại. Xây dựng cơ sở dữ liệu đồng bộ, bảo mật và cập nhật định kỳ là vấn đề cấp thiết, củng cố lòng tin của khách hàng với dịch vụ y tế.

Dù mới thành lập vào tháng 2/2024 nhưng Trung tâm Tế bào gốc Phương Đông được đánh giá cao về công tác báo cáo lưu trữ máu cuống rốn. Định kỳ hàng năm, đơn vị tổ chức kiểm tra số lượng và chất lượng tế bào gốc từ máu cuống rốn, chuyển gửi kết quả chi tiết đến khách hàng.

Chi phí bảo quản máu cuống rốn đắt đỏ

Chi phí lưu trữ máu cuống rốn nhìn tổng chung không thấp, dao động 36 - 54 triệu VNĐ trong 10 năm. Tuy nhiên khi phân tích chi tiết, giá dịch vụ bao gồm khoản phí xử lý, lưu trữ trong năm đầu tiên và phí lưu trữ cho các năm tiếp theo.

Năm đầu, khách hàng phải trả 21.000.000 - 33.000.000 VNĐ cho việc thu thập, xử lý và lưu trữ tế bào gốc từ máu cuống rốn. Từ năm thứ 2 trở đi, gia đình chỉ cần thanh toán phí bảo quản mẫu tế bào, khoảng 2.600.000 - 3.800.000 VNĐ/năm.

Sự biến động giá thành lưu trữ máu cuống rốn ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như đơn vị dịch vụ, cơ sở hạ tầng, trình độ chuyên môn hay chất lượng dịch vụ. Nguồn lực quyết định giá thành, khách hàng cũng chấp thuận đầu tư khoản tiền lớn để sử dụng công nghệ hiện đại, trình độ chuyên môn cao.

3 ngộ nhận về lưu trữ máu cuống rốn
Không ít phụ huynh chi khoản tiền lớn, đầu tư bảo vệ sức khỏe con trẻ và gia đình.

Trả lời với báo chí cách đây gần 10 năm về trước, PGS.TS.BS Nguyễn Trung Chính - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Phương Đông day dứt không nguôi về trang thiết bị, nhân lực không đáp ứng đủ nhu cầu, tiêu chuẩn lưu trữ và ứng dụng tế bào gốc trong điều trị.

Cơ duyên với Trung tâm Tế bào gốc Phương Đông tựa chắp nối sứ mệnh dang dở của bác sĩ với lĩnh vực Y học tái tạo. Đơn vị sở hữu hệ thống xử lý tự động AXP® II đạt chuẩn cGMP, hệ thống bảo quản MVE, công nghệ lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn ở 2 dạng thô và tươi; quy tụ đội ngũ chuyên viên, bác sĩ lành nghề.

Với sự trợ giúp của công nghệ kỹ thuật, Bác sĩ Nguyễn Trung Chính cùng các cộng sự từng ngày khẳng định tính ứng dụng trị liệu tế bào vào lâm sàng. Những lầm tưởng về lưu trữ máu cuống rốn dần được xóa nhòa, nâng cao tỷ lệ sử dụng “bảo hiểm sinh học” trên toàn quốc.

Cùng chuyên mục

Thành phố Hồ Chí Minh: Chưa thể kết thúc dịch sởi do chưa tiêm đủ vaccine
Mặc dù tỷ lệ tiêm chủng vaccine sởi trong cộng đồng đã được nâng lên nhưng số ca mắc sởi tại Thành phố Hồ Chí Minh vẫn tiếp tục gia tăng. Đáng chú ý, khảo sát của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố cho thấy, vẫn còn khoảng 20% trẻ cư trú trên địa bàn nhưng lại có địa chỉ khai báo trên hệ thống ở tỉnh, thành khác.
Kiểm dịch y tế, ngăn chặn ca bệnh Marburg từ cửa khẩu
Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đề nghị Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur; Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế các tỉnh, thành phố; Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, thành phố có hoạt động kiểm dịch y tế tăng cường kiểm dịch y tế, năng lực xác định với bệnh Marburg.
Trào lưu "bắt pen" và những hậu quả khôn lường
Thời gian gần đây, mạng xã hội xuất hiện nhiều video theo trào lưu “bắt pen” khiến giới trẻ thích thú và tò mò thực hiện bởi cảm giác lâng lâng. Các chuyên gia y tế cảnh báo, hành động này tiềm ẩn nguy cơ gây thiếu máu não, ngưng tim, đột quỵ, thậm chí tử vong.

Tin mới

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất giảm giá vé tàu xe công cộng cho học sinh, sinh viên
Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 84/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục. Trong đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất học sinh, sinh viên được giảm giá vé tàu điện trên cao, tàu điện ngầm, phà; học sinh phổ thông được miễn phí tham quan các thiết chế văn hóa như: bảo tàng, di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh.