Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ ba, 17/08/2021 08:47 (GMT+7)

16 sự thật về vắc xin COVID-19, ai cũng nên biết

Theo dõi GĐ&PL trên

Theo các chuyên gia, việc tiêm đủ 2 mũi vắc xin sẽ giúp cơ thể sinh miễn dịch hiệu quả, giảm nguy cơ bệnh nặng hoặc tử vong khi mắc COVID-19.

Thông tin từ Bộ Y tế, trong ngày 15/8 có 508.244 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 14.666.708 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 13.287.434 liều, tiêm mũi 2 là 1.379.274 liều.

Để giúp cho người dân hiểu rõ hơn về vắc xin Covid-19, Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam và Bộ Y tế đưa ra lý giải cụ thể sự thật về vắc xin Covid-19 như sau:

Tất cả các thành phần trong vắc xin phòng COVID-19 đều an toàn

1. Tiêm vắc xin COVID-19 giúp bảo vệ bạn khỏi ốm? Tiêm chủng vắc xin giúp giảm nguy cơ bệnh nặng hoặc tử vong khi mắc COVID-19. Sau khi tiêm vắc xin bạn có thể gặp các phản ứng nhẹ như: đau đầu, sốt và đau mỏi toàn thân, nhưng thường hết sau một vài ngày. Các phản ứng nghiêm trọng sau tiêm thường hiếm gặp và cần được thông báo cho các cán bộ y tế.

2. Tiêm vắc xin COVID-19 giúp sinh ra miễn dịch, miễn dịch hiệu quả hơn khi mắc bệnh: Tiêm chủng vắc xin giúp giảm nguy cơ bệnh nặng hoặc tử vong khi mắc COVID-19. Những người từng mắc COVID-19 có thể không đạt đủ miễn dịch. Tiêm chủng vắc xin COVID-19 giúp cơ thể sinh ra miễn dịch chống lại COVID-19 mạnh hơn.

3. Vắc xin giúp bảo vệ cơ thể khỏi COVID-19 nhưng mọi người cần phải tiêm đủ liều: Hiệu lực bảo vệ chỉ đạt được sau khi tiêm vắc xin từ 2-3 tuần. Nếu bạn được tiêm vắc xin loại 2 liều, miễn dịch đầy đủ chỉ đạt được sau khi tiêm mũi vắc xin thứ hai từ 2-3 tuần.

4. Dù đã được tiêm vắc xin, hãy tiếp tục các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ bản thân và gia đình: Bạn vẫn có thể mắc bệnh trước khi cơ thể tạo ra đầy đủ miễn dịch. Đề bảo vệ bản thân và mọi người, hãy tiếp tục giữ khoảng cách an toàn, đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, che mũi và miệng khi ho hoặc hắt hơi, và tránh những nơi kém thông gió.

16 sự thật về vắc xin COVID-19, ai cũng nên biết - Ảnh 1.
Người cao tuổi tại TP HCM được tư vấn tiêm vắc xin phòng Covid-19 - ảnh Minh Trí.

Khoẻ mạnh có cần tiêm vắc xin?

7. Các loại vắc xin phòng COVID-19 đều có hiệu quả cao trong việc bảo vệ bạn khỏi bị mắc bệnh nặng, tử vong do các biến thể virus, bao gồm biến thể Delta: Hiệu quả của vắc xin phòng COVID-19 có thể yếu hơn trong việc ngăn chặn lây nhiễm và các triệu chứng nhẹ do biến thể Delta những vẫn có hiệu quả cao trong việc phòng mắc bệnh nặng và tử vong.

8. Bạn vẫn có khả năng mắc COVID-19 sau khi tiêm chủng vắc xin nhưng rất hiếm và các triệu chứng thường nhẹ: Sau khi tiêm vắc xin phòng COVID-19, cơ thể cần thời gian để tạo miễn dịch ở mức tối đa. Một số trường hợp có thể mắc bệnh trong thời gian cơ thể tạo đầy đủ miễn dịch.

Cho dù vắc xin có hiệu quả cao thì một số ít người đã được tiêm vắc xin COVID-19 vẫn có khả năng mắc COVID-19. Không có loại vắc xin nào có hiệu quả bảo vệ 100%.

9. Trong một số trường hợp, nếu bạn tiêm mũi vắc xin đầu là AstraZeneca thì có thể tiêm mũi vắc xin thứ 2 là Pfizer: Các nghiên cứu đang được tiến hành để đánh giá tính hiệu quả và an toàn của việc tiêm vắc xin phòng COVID-19. Các số liệu mới cho thấy, việc kết hợp mũi tiêm vắc xin đầu là AstraZeneca với mũi thứ 2 là Pfizer là an toàn và hiệu quả trong trường hợp nguồn cung hạn chế.

10. Nơi tôi đang sống không có COVID-19. Tôi có cần phải tiêm vắc xin hay không? COVID-19 vẫn là một mối đe dọa ở khắp nơi khi đại dịch chưa kết thúc. Ngay cả khi không có ca mắc nào trong khu vực bạn sinh sống, tình hình có thể thay đổi rất nhanh. Càng nhiều người được tiêm vắc xin, nguy cơ dịch COVID-19 xuất hiện và bùng phát càng thấp.

11. Tiêm chủng vắc xin COVID-19 có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của tôi? Không có bằng chứng khoa học về việc vắc xin ảnh hướng đến khả năng sinh sản ở nam giới hay nữ giới. Vắc xin COVID-19 không thể can thiệp đến hoạt động của cơ quan sinh sản. Vì vậy bạn hãy yên tâm rằng vắc xin COVID-19 sẽ không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bạn.

16 sự thật về vắc xin COVID-19, ai cũng nên biết - Ảnh 2.
Phụ nữ mang thai được khuyến cáo nên đi tiêm vắc xin Covid-19 - ảnh Minh Trí.

12. Tôi đang mang thai có thể tiêm vắc xin COVID-19 hay không? Mang thai khiến cho bà mẹ có nguy mắc COVID-19 nặng hơn, nhưng hiện tại có rất ít dữ liệu đánh giá tính an toàn của vắc xin phòng COVID-19 trong thời kỳ mang thai.

Phụ nữ mang thai có thể được tiêm vắc xin phòng COVID-19 nếu lợi ích của việc tiêm phòng lớn hơn nguy cơ.

13. Tôi đang cho con bú, có nên tiêm vắc xin hay không? Có. Phụ nữ sau sinh và bà mẹ đang cho con bú có thể tiêm vắc xin nếu có sẵn vắc xin. Tiêm vắc xin an toàn cho cả mẹ và bé. Vì vậy bạn không cần phải tạm ngưng cho con bú sau khi tiêm vắc xin.

14. Tôi có thể bị nhiễm COVID-19 từ vắc xin hay không?: Không, vắc xin không chứa virus sống, vì vậy bạn không thể nhiễm COVID-19 từ vắc xin.

15. Tôi có hệ miễn dịch khỏe mạnh. Tôi có cần tiêm vắc xin COVID-19 hay không?: Có hệ miễn dịch khỏe mạnh là rất quan trọng, nhưng chỉ riêng điều đó không ngăn ngừa được bạn mắc một bệnh nguy hiểm như COVID-19. Hãy hỗ trợ hệ miễn dịch của bạn bằng cách tiêm vắc xin phòng COVID-19 khi đến lượt.

16. Tại sao phải tiêm 2 liều vắc xin Covid-19: Hầu hết các loại vắc xin COVID-19 hiện nay cần được tiêm 2 liều cách nhau vài tuần. Các dữ liệu khoa học cho thấy hiệu lực bảo vệ của vắc xin đã được bắt đầu hình thành sau tiêm liều thứ nhất, nhưng liều thứ 2 sẽ làm tăng hiệu lực bảo vệ đó hơn, kéo dài hơn. Vì vậy, hãy tiêm liều thứ 2 theo đúng lịch trình khuyến cáo.

Cùng chuyên mục

Bộ Y tế khuyến cáo phòng bệnh dại
Để chủ động phòng chống bệnh dại, Bộ Y tế khuyến cáo người dân nuôi chó, mèo cần tiêm vaccine phòng dại đầy đủ và tiêm nhắc lại hàng năm; nuôi chó phải xích, nhốt, khi ra đường phải mang rọ mõm.

Tin mới

Biển Đông khả năng lại đón bão trong 1 tháng tới
Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, trong 1 tháng tới, hoạt động của bão, áp thấp nhiệt đới trên khu vực Biển Đông và ảnh hưởng đến đất liền của Việt Nam khả năng ở mức xấp xỉ so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.
Quyên góp từ thiện theo quy định pháp luật hiện hành
Theo quy định hiện hành, cá nhân mở tài khoản riêng tại ngân hàng thương mại theo từng cuộc vận động để tiếp nhận, quản lý toàn bộ tiền đóng góp tự nguyện, bố trí địa điểm phù hợp để tiếp nhận, quản lý, bảo quản hiện vật đóng góp tự nguyện trong thời gian tiếp nhận; có biên nhận các khoản đóng góp tự nguyện bằng tiền mặt, hiện vật tiếp nhận được khi tổ chức, cá nhân đóng góp yêu cầu.