Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ sáu, 22/11/2024 06:32 (GMT+7)

Xác định nhiệm vụ chuyên môn hè để tính thu nhập tăng thêm cho giáo viên

Theo dõi GĐ&PL trên

Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh vừa có hướng dẫn việc xác định nhiệm vụ chuyên môn trong thời gian nghỉ hè để làm cơ sở tính số ngày làm việc thực tế và chi thu nhập tăng thêm đối với viên chức ngành giáo dục.

Một tiết học của học sinh lớp 6/2 Trường THCS Huỳnh Khương Ninh (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh).
Một tiết học của học sinh lớp 6/2 Trường THCS Huỳnh Khương Ninh (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh).

Theo đó, các hoạt động được xác định là nhiệm vụ chuyên môn trong thời gian nghỉ hè gồm: Giảng dạy và học tập có sản phẩm trực tiếp, cụ thể; các hoạt động bắt buộc phục vụ cho nhiệm vụ giảng dạy và học tập.

Hoạt động giảng dạy và học tập có sản phẩm trực tiếp gồm: Công tác tuyển sinh (không bao gồm các hoạt động hỗ trợ tiếp sức mùa thi, các hoạt động giới thiệu, quảng bá, cung cấp thông tin tuyển sinh đến học sinh, sinh viên); đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho học sinh, sinh viên, học viên tại đơn vị sự nghiệp công lập theo kế hoạch, phân công, chỉ đạo của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; tổ chức các kỳ thi, sát hạch bắt buộc do cơ quan Nhà nước phân công, giao nhiệm vụ cho đơn vị sự nghiệp công lập; hội thảo, hội nghị chuyên môn, hoạt động nghiên cứu khoa học do cấp có thẩm quyền phân công, triển khai cho đơn vị sự nghiệp công lập chịu trách nhiệm thực hiện, tham gia.

Các hoạt động bắt buộc phục vụ cho nhiệm vụ giảng dạy và học tập gồm các hoạt động trực tiếp phục vụ cho nhiệm vụ giảng dạy, học tập theo chương trình giáo dục, kế hoạch đào tạo của cơ sở giáo dục công lập. Đó là tập huấn, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, bồi dưỡng kỹ năng liên quan trực tiếp đến chuyên ngành, nội dung giảng dạy; phổ biến kiến thức bắt buộc về nhiệm vụ xây dựng và triển khai kế hoạch năm học, chương trình đào tạo, quy định pháp luật chuyên ngành và các văn bản chỉ đạo chuyên ngành; các kỳ kiểm tra, sát hạch về chuyên môn, nghiệp vụ nhằm kiểm tra, đánh giá năng lực của giáo viên, giảng viên; hội nghị chuyên môn bắt buộc để triển khai nhiệm vụ giảng dạy và học tập; hoạt động liên quan công tác Đoàn, Đội theo kế hoạch tổ chức hoạt động hè của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Sở Giáo dục và Đào tạo cho biết, các hoạt động không được xem là nhiệm vụ chuyên môn trong thời gian nghỉ hè là các hoạt động chưa được cấp có thẩm quyền xét duyệt, công nhận, kể cả các hoạt động đó liên quan trực tiếp đến công tác, nhiệm vụ giảng dạy và học tập...

Theo chính sách thu nhập tăng thêm của Thành phố Hồ Chí Minh, giáo viên thuộc Thành phố được hưởng thu nhập tăng thêm tối đa 1,5 lần lương nếu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Trước đây, việc xác định nhiệm vụ chuyên môn của giáo viên trong thời gian nghỉ hè để làm cơ sở tính số ngày làm việc thực tế và thu nhập tăng thêm do các quận, huyện thực hiện (trừ các đơn vị thuộc Sở). Việc mỗi địa phương có cách tính khác nhau khiến giáo viên băn khoăn, tâm tư. Vì vậy, Sở Giáo dục và Đào tạo ban hành hướng dẫn nhằm tạo sự thống nhất trong triển khai ở tất cả cơ sở giáo dục của Thành phố.

Cùng chuyên mục

Hạnh phúc của nghề giáo
Nhân dịp Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, các giáo viên trẻ đã có những chia sẻ về niềm tự hào và hạnh phúc khi được gắn bó với nghề cao quý này.
Bỏ hình thức thi đối với thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên từ 15/12/2024
Điểm mới đáng chú ý tại Thông tư số 13/2024/TT-BGDĐT so với quy định cũ là không quy định tiêu chuẩn, điều kiện thi thăng hạng do Chính phủ đã bỏ hình thức thi thăng hạng; không quy định nội dung, hình thức và việc xác định người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng do Chính phủ đã quy định chi tiết tại Nghị định số 85/2023/NĐ-CP.

Tin mới

Hà Nội sắp rét hơn 10 độ C
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh mạnh sắp về miền Bắc, nhiệt độ ở Thủ đô Hà Nội có thể sẽ giảm hơn 10 độ C vào ngày cao điểm (dự kiến ngày 28/11).
Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.