Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ hai, 11/11/2024 14:03 (GMT+7)

Bỏ hình thức thi đối với thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên từ 15/12/2024

Theo dõi GĐ&PL trên

Điểm mới đáng chú ý tại Thông tư số 13/2024/TT-BGDĐT so với quy định cũ là không quy định tiêu chuẩn, điều kiện thi thăng hạng do Chính phủ đã bỏ hình thức thi thăng hạng; không quy định nội dung, hình thức và việc xác định người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng do Chính phủ đã quy định chi tiết tại Nghị định số 85/2023/NĐ-CP.

Ngày 30/10/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 13/2024/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập và giáo viên dự bị đại học thay thế Thông tư số 34/2021/TT-BGDĐT ngày 30/11/2021. Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 15/12/2024.

Điểm mới đáng chú ý so với quy định cũ là không quy định tiêu chuẩn, điều kiện thi thăng hạng do Chính phủ đã bỏ hình thức thi thăng hạng; không quy định nội dung, hình thức và việc xác định người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng do Chính phủ đã quy định chi tiết tại Nghị định số 85/2023/NĐ-CP.

Như vậy, chính thức bỏ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên từ ngày 15/12/2024. Thay vào đó, giáo viên sẽ được đăng ký xét thăng hạng nếu đáp ứng đủ tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, số năm công tác.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Thông tư 13/2024/TT-BGDĐT quy định cụ thể tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự xét thăng hạng lên hạng II và hạng I đối với giáo viên mầm non, phổ thông, giáo viên dự bị đại học.

Theo yêu cầu của Chính phủ, để bảo đảm yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ, ngoài tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 16 Điều 1 Nghị định số 85/2023/NĐ-CP, Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định bổ sung một số tiêu chuẩn, điều kiện như sau:

Thứ nhất, về tiêu chuẩn xếp loại chất lượng trong thời gian công tác, trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng III và tương đương, có 2 năm (đối với mầm non) và 3 năm (đối với phổ thông, dự bị đại học) công tác liền kề trước năm dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp được xếp loại chất lượng ở mức “Hoàn thành tốt nhiệm vụ” trở lên.

Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng II và tương đương, có 5 năm trước năm dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp được xếp loại chất lượng ở mức “Hoàn thành tốt nhiệm vụ” trở lên, trong đó có ít nhất 2 năm được xếp loại chất lượng ở mức “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”.

Thứ hai, về danh hiệu thi đua và thành tích khen thưởng trong tiêu chuẩn, điều kiện năng lực chuyên môn, nghiệp vụ để đăng ký dự xét hạng I: Là các danh hiệu thi đua và thành tích khen thưởng đạt được trong thời gian giữ hạng II.

Quy định này để bảo đảm 1 danh hiệu thi đua và thành tích không được sử dụng đồng thời ở hai lần dự thăng hạng từ hạng III lên hạng II và từ hạng II lên hạng I; đồng thời, để bảo đảm giáo viên có sự nỗ lực, phấn đấu tiếp tục trong suốt thời gian giữ hạng.

Quy định cụ thể việc xác định thời gian giữ hạng chức danh nghề nghiệp tương đương tạo điều kiện thuận lợi cho địa phương trong việc tính thời gian giữ hạng thấp hơn liền kề khi giáo viên đăng ký dự thăng hạng chức danh nghề nghiệp.

Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định, các nội dung quy định tại Thông tư số 13/2024/TT-BGDĐT là căn cứ pháp lý quan trọng để địa phương tiếp tục triển khai việc thăng hạng chức danh nghề nghiệp, bảo đảm quyền lợi cho đội ngũ nhà giáo.

Cùng chuyên mục

Tăng mức thưởng - động lực mạnh mẽ cho ngành Giáo dục Thủ đô
Tại kỳ họp thứ 20, các đại biểu HĐND thành phố Hà Nội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết quy định mức tiền thưởng đối với học sinh đạt thành tích cao trong các kỳ thi trong nước, quốc tế và giáo viên có thành tích đào tạo, bồi dưỡng học sinh đoạt giải cấp quốc gia, khu vực, quốc tế và giải Nhất cấp thành phố.
Phát triển khả năng sáng tạo của học sinh qua phổ biến giáo dục STEM
Năm học 2024 - 2025, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nam Định triển khai đại trà việc dạy học thực hiện tích hợp liên môn (STEM) cấp tiểu học. Phương thức giáo dục này trang bị cho học sinh kiến thức, kỹ năng cần thiết, góp phần phát triển phẩm chất, năng lực, khả năng sáng tạo của học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện...

Tin mới

Khám phá thế giới túi xách nữ hàng hiệu: Đâu là lựa chọn hoàn hảo cho bạn?
Túi xách, món phụ kiện không thể thiếu trong tủ đồ của phái đẹp. Với sự đa dạng về kiểu dáng, màu sắc và chất liệu, túi xách đã trở thành một phần không thể thiếu trong việc thể hiện cá tính. Việc lựa chọn một chiếc túi phù hợp không chỉ giúp bạn tự tin hơn mà còn giúp bạn khẳng định gu thẩm mỹ của mình.
Cơ sở vật chất hiện đại tại Myrehab Matsuoka - Nâng tầm phục hồi chức năng dây chằng chéo trước
Yếu tố cơ sở vật chất hiện đại đóng vai trò quan trọng trong việc tăng hiệu quả phục hồi chức năng (PHCN) dây chằng chéo trước, giảm nguy cơ tái chấn thương. Trung tâm Trị liệu & PHCN hợp tác Việt Nam - Nhật Bản MYREHAB MATSUOKA tự hào là đơn vị đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, trang bị công nghệ hàng đầu, mang đến cho người bệnh trải nghiệm PHCN hiệu quả và an toàn.
Nhìn lại “đảo ngọc” sau một thập kỷ, điều gì góp phần tạo nên kỳ tích?
Nhằm thực hiện quy hoạch phát triển theo phê duyệt của Chính phủ, ngoài sự quyết liệt của hệ thống chính quyền thành phố, Phú Quốc còn có một lợi thế đặc biệt để sớm trở thành đô thị biển đảo, trung tâm dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng chất lượng cao, đó là thu hút được những nhà đầu tư có tiềm lực và có tầm nhìn.