Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ ba, 25/07/2023 06:15 (GMT+7)

WHO nêu bật vai trò của việc lồng ghép HIV vào chăm sóc sức khỏe ban đầu

Theo dõi GĐ&PL trên

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mới đây đã công bố hướng dẫn khoa học và quy phạm mới về virus HIV tại hội nghị khoa học về HIV của Hiệp hội chuyên gia quốc tế về HIV/AIDS (International AIDS Society - IAS).

tm-img-alt

Điều trị bằng thuốc kháng HIV (ARV) tiếp tục thay đổi cuộc sống của những người nhiễm HIV. Những người nhiễm HIV được chẩn đoán và điều trị sớm, đồng thời uống thuốc theo chỉ định, có thể có sức khỏe và tuổi thọ như những người không nhiễm HIV.

Hướng dẫn mới của WHO và một đánh giá hệ thống kèm theo của tạp chí y khoa Lancet được công bố ngày 23/7 đã mô tả vai trò của việc ức chế HIV và mức độ virus dưới ngưỡng phát hiện trong việc cải thiện sức khỏe người bệnh cũng như ngăn chặn sự lây truyền HIV. Hướng dẫn mô tả các ngưỡng chính về tải lượng virus HIV và các phương pháp đo lường mức độ virus so với các ngưỡng này. Ví dụ, những người nhiễm HIV có tải lượng virus ở ngưỡng không phát hiện nhờ việc thường xuyên dùng thuốc kháng virus ARV có thể không lây HIV cho bạn đời và không có nguy cơ lây truyền HIV cho con. Bằng chứng cũng chỉ ra rằng nguy cơ lây truyền HIV là không đáng kể hoặc gần như bằng 0 khi một người có tải lượng virus HIV đo được thấp hơn hoặc bằng 1.000 bản sao/ml máu, thường được gọi là có tải lượng virus bị ức chế.

Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết: “Trong hơn 20 năm qua, các quốc gia trên toàn thế giới đã dựa vào các hướng dẫn dựa trên bằng chứng của WHO để phòng ngừa, xét nghiệm và điều trị nhiễm HIV. Các hướng dẫn mới mà chúng tôi công bố hôm nay sẽ giúp các quốc gia sử dụng các công cụ mạnh mẽ có khả năng thay đổi cuộc sống của hàng triệu người đang sống chung hoặc có nguy cơ nhiễm HIV”.

Vào cuối năm 2022, khoảng 29,8 triệu trong số 39 triệu người nhiễm HIV đang được điều trị bằng thuốc kháng virus (tương đương 76% tổng số người nhiễm HIV) với gần 71% trong số họ sống chung với virus HIV ở mức ức chế virus. Điều này đồng nghĩa đối với những người có tải lượng virus bị ức chế thì sức khỏe của họ được bảo vệ tốt và không có nguy cơ lây truyền HIV cho người khác. Trong khi đây là một tiến bộ rất tích cực đối với người trưởng thành sống chung với HIV, thì việc ức chế tải lượng virus ở trẻ em nhiễm HIV chỉ đạt 46% - một thực tế cần được quan tâm khẩn cấp.

Những người nhiễm HIV cũng có nguy cơ dễ mắc các căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác. Theo WHO, những người nhiễm HIV có hệ thống miễn dịch bị tổn hại nghiêm trọng có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn và trở bệnh nặng hơn khi mắc bệnh đậu mùa khỉ. Theo một phân tích dữ liệu giám sát toàn cầu được báo cáo cho WHO trong đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ ở nhiều quốc gia, trong số hơn 82.000 trường hợp mắc bệnh, khoảng 32.000 trường hợp có liên quan tới HIV. Trong số 16.000 người bị chẩn đoán mắc bệnh đậu mùa khỉ và sống chung với HIV, khoảng 25% nhiễm HIV tiến triển hoặc bị ức chế miễn dịch – dẫn đến tăng nguy cơ nhập viện và tử vong. Những người nhiễm HIV đang điều trị và có khả năng miễn dịch tốt có kết quả nhập viện và tử vong tương tự những người âm tính với HIV.

Dựa trên những phát hiện này, WHO khuyến nghị các quốc gia nên lồng ghép việc phát hiện, phòng ngừa và chăm sóc bệnh đậu mùa khỉ với các chương trình phòng chống và kiểm soát HIV cũng như các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Đối với bệnh COVID-19, một phân tích cập nhật từ nền tảng lâm sàng toàn cầu của WHO cho đến tháng 5/2023 cho thấy nguy cơ tử vong cao “dai dẳng” ở những người nhiễm HIV nhập viện vì mắc COVID-19 qua các đợt bùng phát biến thể trước các biến thể của virus SARS-CoV-2 là Delta, Delta và Omicron, với tỷ lệ tử vong chung trong bệnh viện là 20%-24%. Đối với những người không nhiễm HIV, nguy cơ tử vong trong đợt bùng phát biến thể Omicron giảm 53% - 55% so với các đợt bùng phát biến thể trước Delta và biến thể Delta; nhưng đối với những người nhiễm HIV, tỷ lệ tử vong trong giai đoạn làn sóng biến thể Omicron so với các đợt bùng phát khác lại không giảm đáng kể (16% -19%). Sự khác biệt này dẫn đến nguy cơ tử vong ở những người nhiễm HIV cao gấp 142 lần so với những người bình thường trong thời kỳ bùng phát biến thể Omicron.

Tiến sĩ Meg Doherty, Giám đốc Chương trình toàn cầu của WHO về HIV, Viêm gan và Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, cho biết HIV không được kiểm soát vẫn là một yếu tố rủi ro dẫn đến kết quả tồi tệ và tử vong trong đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ và đại dịch COVID-19. Ông nhấn mạnh các nước cần đảm bảo lồng ghép các vấn đề liên quan HIV trong việc chuẩn bị và ứng phó với đại dịch. Ông nêu rõ: “Bảo vệ những người nhiễm HIV trước các đại dịch trong tương lai có vai trò vô cùng quan trọng và củng cố nhu cầu đảm bảo khả năng tiếp cận xét nghiệm và điều trị HIV cũng như vaccine phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ và COVID-19; cách thức ứng phó của cộng đồng có hiệu quả đối với HIV cũng sẽ có lợi cho việc giải quyết các đại dịch trong tương lai”.

Với các khuyến nghị mới nhất về xét nghiệm HIV, WHO kêu gọi các quốc gia mở rộng việc sử dụng phương pháp tự xét nghiệm HIV và thúc đẩy xét nghiệm thông qua các mạng xã hội để tăng tỷ lệ bao phủ xét nghiệm, cũng như khả năng tiếp nhận các dịch vụ phòng ngừa và điều trị HIV tại những khu vực có khoảng cách lớn nhất về tỷ lệ bao phủ xét nghiệm.

Khung chính sách mới về chăm sóc sức khỏe ban đầu (PHC) và HIV sẽ giúp các nhà ra quyết định tối ưu hóa công việc và sự hợp tác để thúc đẩy chăm sóc sức khỏe ban đầu và các cách thức ứng phó bệnh tật, bao gồm cả HIV. Tiến sĩ Jérôme Salomon, Trợ lý Tổng Giám đốc WHO, phụ trách Bảo hiểm Y tế toàn dân, Các bệnh truyền nhiễm và không truyền nhiễm, cho biết: “Việc chấm dứt Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS) do nhiễm HIV là điều bất khả thi nếu không tối ưu hóa các cơ hội trong và ngoài hệ thống y tế, bao gồm cả với cộng đồng và trong việc chăm sóc sức khỏe ban đầu”.

Nghiên cứu và hướng dẫn mới nhất này được WHO công bố vào thời điểm mà tiến trình chấm dứt đại dịch AIDS toàn cầu bị chậm lại sau đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, hiện một số quốc gia đang vạch ra con đường chấm dứt AIDS, bao gồm Australia, Botswana, Eswatini, Rwanda, Tanzania và Zimbabwe. Ngoài ra, 16 quốc gia khác gần đạt được các mục tiêu toàn cầu 95-95-95, theo đó 95% người nhiễm HIV biết được tình trạng của họ, 95% những người bị nhiễm được điều trị bằng ARV và 95% những người đang điều trị có tải lượng virus ở mức thấp.

Cùng chuyên mục

Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.
Số ca mắc sởi tăng cao, bệnh viện quá tải
Khoảng 1 tuần qua, số bệnh nhi mắc sởi phải nhập viện điều trị tại Đồng Nai tăng cao. Trung bình mỗi ngày, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai tiếp nhận gần 70 ca mắc mới, dẫn đến quá tải tại các khoa điều trị về hô hấp. Đáng lưu ý, hầu hết bệnh nhi mắc sởi đều chưa tiêm vaccine sởi hoặc chưa tiêm đủ 2 mũi theo khuyến cáo.
Bỏ quy định phân chia danh mục thuốc bảo hiểm y tế theo hạng bệnh viện, người bệnh hưởng lợi
Ngày 19/11, Bộ Y tế cho biết, hiện nay việc ban hành danh mục và quy định về thanh toán bảo hiểm y tế đối với thuốc được thực hiện theo Thông tư số 20/2022/TT-BYT. Sau gần 2 năm thực hiện, Thông tư 20 bộc lộ một số vấn đề vướng mắc, đòi hỏi cần phải sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.
Thêm một ca tử vong do cúm A/H1 pdm
Ngày 15/11, thông tin từ trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Định cho biết, đơn vị này vừa có báo cáo gửi Viện Pasteur Nha Trang và Sở Y tế về ca bệnh tử vong do cúm A/H1 pdm.
TP HCM: Số trẻ bị sốt xuất huyết nhập viện gia tăng
Thời gian gần đây, các bệnh viện nhi trên địa bàn TP Hồ Chí Minh ghi nhận số trẻ bị sốt xuất huyết nhập viện gia tăng; trong đó, nhiều trẻ nhập viện khi đã có dấu hiệu nặng như sốc sốt xuất huyết, suy đa cơ quan.
Một số thực phẩm ngăn ngừa nếp nhăn
Chế độ ăn uống có thể giúp bạn ngăn ngừa nếp nhăn và tình trạng làn da bị lão hóa, chảy xệ. Hãy bổ sung những thực phẩm sau để có làn da láng mịn.

Tin mới

Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.
Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị
Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.
Điều kiện thanh toán thuốc điều trị ung thư cho người tham gia BHYT từ năm 2025
Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán đối với thuốc điều trị ung thư, điều hòa miễn dịch khi đáp ứng các quy định tại Thông tư 37/2024/TT-BYT đồng thời đáp ứng điều kiện như: Sử dụng để điều trị ung thư khi được chỉ định bởi bác sĩ có phạm vi hành nghề ung bướu hoặc y học hạt nhân hoặc huyết học truyền máu hoặc trường hợp thuộc phạm vi chuyên môn của người hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh...
Số ca mắc sởi tăng cao, bệnh viện quá tải
Khoảng 1 tuần qua, số bệnh nhi mắc sởi phải nhập viện điều trị tại Đồng Nai tăng cao. Trung bình mỗi ngày, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai tiếp nhận gần 70 ca mắc mới, dẫn đến quá tải tại các khoa điều trị về hô hấp. Đáng lưu ý, hầu hết bệnh nhi mắc sởi đều chưa tiêm vaccine sởi hoặc chưa tiêm đủ 2 mũi theo khuyến cáo.