Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ sáu, 12/04/2024 07:30 (GMT+7)

WHO gióng lên hồi chuông cảnh báo về bệnh viêm gan siêu vi

Theo dõi GĐ&PL trên

Đây là căn bệnh truyền nhiễm gây tử vong đứng thứ hai trên toàn cầu, với 1,3 triệu ca tử vong mỗi năm, ngang bằng với bệnh lao.

Được công bố tại Hội nghị thượng đỉnh về bệnh viêm gan thế giới (WHS) đang diễn ra từ ngày 9 - 11/4 tại thủ đô Lisbon, Bồ Đào Nha, báo cáo về bệnh viêm gan toàn cầu năm 2024 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, số ca tử vong do viêm gan siêu vi đang gia tăng.

Đây là căn bệnh truyền nhiễm gây tử vong đứng thứ hai trên toàn cầu, với 1,3 triệu ca tử vong mỗi năm, ngang bằng với bệnh lao.

Theo báo cáo của WHO, mặc dù có các công cụ chẩn đoán và điều trị tốt hơn, nhưng tỷ lệ bao phủ xét nghiệm và điều trị vẫn bị đình trệ. Tuy nhiên, nếu hành động nhanh chóng được thực hiện ngay bây giờ, mục tiêu của WHO trong việc loại trừ căn bệnh này vào năm 2030 vẫn có thể đạt được.

Dữ liệu mới từ 187 quốc gia cho thấy, số lượng ước tính các ca tử vong do viêm gan siêu vi đã tăng từ 1,1 triệu ca vào năm 2019 lên 1,3 triệu ca vào năm 2022. Trong số này, 83% là do viêm gan B và 17% là do viêm gan C. Mỗi ngày có 3.500 ca tử vong trên toàn cầu do nhiễm viêm gan B và C.

Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho rằng: “Báo cáo này vẽ ra một bức tranh đáng lo ngại: mặc dù có tiến bộ trên toàn cầu trong việc ngăn ngừa viêm gan, nhưng số ca tử vong vẫn gia tăng do có quá ít người mắc bệnh viêm gan được chẩn đoán và điều trị”.

Theo các ước tính được cập nhật, 254 triệu người mắc bệnh viêm gan B và 50 triệu người mắc bệnh viêm gan C vào năm 2022. Một nửa gánh nặng nhiễm viêm gan B và C mãn tính là ở những người từ 30 - 54 tuổi, với 12% ở trẻ em dưới 18 tuổi. Nam giới chiếm 58% trong tổng số ca nhiễm.

Ước tính tỷ lệ nhiễm mới cho thấy sự sụt giảm nhẹ so với năm 2019, nhưng tỷ lệ mắc bệnh viêm gan siêu vi nói chung vẫn ở mức cao. Năm 2022, có 2,2 triệu ca nhiễm mới, giảm so với 2,5 triệu ca hồi năm 2019. Con số này bao gồm 1,2 triệu ca nhiễm viêm gan B mới và gần 1 triệu ca nhiễm viêm gan C mới. Hơn 6.000 người mới bị nhiễm viêm gan siêu vi mỗi ngày.

Trên tất cả các khu vực, chỉ có 13% số người nhiễm viêm gan B mãn tính được chẩn đoán và khoảng 3% (7 triệu người) được điều trị bằng liệu pháp kháng virus vào cuối năm 2022. Đối với viêm gan C, 36% đã được chẩn đoán và 20% (12,5 triệu người) đã được điều trị. Những kết quả này thấp hơn nhiều so với mục tiêu toàn cầu là điều trị 80% số người mắc bệnh viêm gan B và viêm gan C mãn tính vào năm 2030.

Gánh nặng của bệnh viêm gan siêu vi cũng chỉ ra sự khác nhau theo từng khu vực. Khu vực châu Phi của WHO chiếm 63% số ca nhiễm viêm gan B mới; bất chấp gánh nặng này, chỉ có 18% trẻ sơ sinh trong khu vực được tiêm vaccine ngừa viêm gan B khi sinh. Ở khu vực Tây Thái Bình Dương, nơi chiếm 47% số ca tử vong do viêm gan B, tỷ lệ điều trị ở mức 23% trong số những người được chẩn đoán, quá thấp để làm giảm tỷ lệ tử vong.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ. (Nguồn: Internet).

Hội Gan mật Việt Nam tổng kết, tỷ lệ viêm gan siêu vi chiếm trên 50% trường hợp viêm gan ở Việt Nam. Trên thế giới, mỗi năm có 883 ngàn bệnh nhân bị viêm gan. Tình hình viêm gan của Việt Nam và trên thế giới đã trầm trọng. Chính vì thế, trong cuộc họp lần thứ 83 về sức khỏe, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã lấy ngày 28-7 hằng năm là Ngày thế giới phòng, chống viêm gan do vi rút. Đây là dịp để nhắc nhở các nước tích cực phòng ngừa, quan tâm tới sức khỏe của toàn bộ nhân dân

Bệnh viêm gan do vi rút để lại những hậu quả vô cùng tai hại đối với cơ thể người bị mắc bệnh, khi chuyển sang xơ gan, ung thư gan thì vô phương cứu chữa. Không chỉ ảnh hưởng sức khỏe, hệ lụy của bệnh còn tác động trực tiếp đến kinh tế, xã hội và chất lượng cuộc sống.

Viêm gan là bệnh nhiễm trùng với nhiều nguyên nhân do vi khuẩn, vi rút và dùng thuốc. Các triệu chứng tương đối giống nhau, nổi bật là sốt, mệt mỏi, chán ăn, đau bụng, nôn ói, vàng da, đi tiểu đậm màu là viêm gan cấp tính. Viêm gan siêu vi có 5 loại, A-B-C-D-E. Mỗi loại có đặc điểm khác nhau. Loại A và E diễn ra cấp tính, lành tính, khi khỏi bệnh để lại miễn dịch suốt đời. Đối với viêm gan B-C-D, qua giai đoạn cấp tính, có thể không có triệu chứng gì nhưng âm thầm phát triển và có thể xơ gan dẫn đến ung thư gan và tử vong.

Nặng nhất là viêm gan vi rút B, lây truyền qua nhiều đường. Trong khi viêm gan vi rút A, E lây qua đường tiêu hóa, ăn uống và tiếp xúc với máu, còn viêm gan vi rút B-C-D lây truyền qua đường máu và các dịch tiết như tinh dịch, dịch âm đạo, dịch màng phổi và còn một đường đặc biệt nữa là từ mẹ sang con. Đáng chú ý, viêm gan vi rút có số lượng vi rút lan truyền rất mạnh. Ngoài cộng đồng, nếu không chú ý thì sự lây lan rất nhanh.

Khi bệnh nhân phát bệnh ở giai đoạn mãn tính dễ dẫn tới biến chứng nặng nề nên phải được điều trị triệt để, tích cực. Hiện tại, về điều trị chưa có thuốc đặc hiệu nhưng đã có những thuốc kháng vi rút để hạn chế tải lượng vi rút, vì vậy phải điều trị trong các cơ sở y tế đủ điều kiện để cách ly và điều trị dứt điểm. Để phòng viêm gan hiệu quả, cần ăn chin, uống sôi, vệ sinh thân thể, không tiếp xúc với máu, tiết dịch của người bệnh. Khi đã bị cấp tính, cần tự cách ly, ít giao tiếp, vệ sinh là chính.

Cùng chuyên mục

Cảnh báo đột quỵ "rình rập" khi thời tiết thay đổi
Thời gian gần đây, tại TP Hồ Chí Minh ghi nhận một số trường hợp đột ngột ngã gục và tử vong khi đang di chuyển trên đường. Nguyên nhân dẫn đến những cái chết thương tâm này được xác định là do đột quỵ.
Bệnh sởi ở người lớn gia tăng, cảnh báo nguy cơ lây lan do chủ quan​
Những ngày qua, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận nhiều bệnh nhân sởi là người lớn. Các bác sĩ cảnh báo, hiện vẫn còn nhiều người lớn chủ quan với bệnh sởi. Trong bối cảnh dịch sởi đang có diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương thì việc tiêm vaccine phòng bệnh là vô cùng cần thiết.
Cảnh báo đỏ về tình trạng lạm dụng kháng sinh toàn cầu
Theo một nghiên cứu mới được công bố, mức sử dụng kháng sinh trên toàn cầu đã tăng 21% kể từ năm 2016, làm dấy lên những lo ngại nghiêm trọng về nguy cơ kháng thuốc kháng sinh. Phân tích dữ liệu từ 67 quốc gia cho thấy xu hướng gia tăng đáng báo động này.

Tin mới

Tăng gắn kết với doanh nghiệp, nâng hiệu quả đào tạo nghề
Đích đến của giáo dục nghề nghiệp là cung ứng lực lượng lao động trực tiếp chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động. Do đó, đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, gắn kết với đơn vị sử dụng lao động là giải pháp quan trọng, rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết và thực hành trong đào tạo, nâng cao chất lượng nhân lực có kỹ năng nghề.
Chi phí định cư Canada bao nhiêu tiền?
Chi phí định cư Canada là vấn đề cần cân nhắc và tính toán kỹ lưỡng trước khi bắt đầu cuộc sống mới tại quốc gia này. Thực tế, chi phí định cư Canada bao gồm rất nhiều khoản, nếu không có sự chuẩn bị chu đáo, quý vị khó có thể yên tâm trong hành trình an cư Canada. Bài viết dưới đây tổng hợp chi phí định cư Canada cần thiết để quý vị có thể chuẩn bị cho hành trình sắp tới.
Hướng dẫn mới về giấy khám sức khỏe đối với người điều khiển xe máy chuyên dùng từ 01/01/2025
Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 36/2024/TT-BYT quy định về tiêu chuẩn sức khỏe, việc khám sức khỏe đối với người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng; việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô; cơ sở dữ liệu về sức khỏe của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng.