Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ năm, 07/03/2024 08:19 (GMT+7)

WHO đưa cảnh báo vì xu hướng sử dụng tai nghe quá nhiều

Theo dõi GĐ&PL trên

Giới trẻ ngày nay đắm chìm vào các giai điệu âm nhạc bằng cách vặn to âm lượng khi nghe bài hát yêu thích. Tuy nhiên, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thói que

Sự phổ biến của các thiết bị di động là không thể chối bỏ, đó là lý do tại sao nhiều người trẻ bị cuốn hút vào nó. Tuy nhiên, nghe nhạc sử dụng tai nghe có thể đem đến một ảnh hưởng không tốt đến khả năng nghe của họ.

Theo số liệu do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố, hơn 1 tỷ thanh niên từ 12 đến 35 tuổi trên toàn thế giới có nguy cơ bị mất thính lực không thể phục hồi.

Báo cáo cho biết, âm lượng của thiết bị âm thanh cá nhân quá lớn và việc đeo tai nghe trong thời gian dài là nguyên nhân quan trọng gây ra rủi ro nói trên. Các nhân viên y tế khuyến cáo nên tuân thủ “3 nguyên tắc 60” khi sử dụng tai nghe: tiếng ồn môi trường không được vượt quá 60 decibel; âm lượng tai nghe phải nhỏ hơn 60% âm lượng của nó; không nên sử dụng tai nghe ở mức âm lượng quá 60 decibel trong 60 phút.

Các cuộc điều tra cho thấy rối loạn thính giác sẽ xảy ra khi số decibel mà ngưỡng nghe của tai người ở một tần số nhất định cao hơn ngưỡng nghe bình thường, vốn ở mức 25 decibel.

Suy giảm thính lực do tuổi tác gọi là lão thị; suy giảm thính lực do tiếng ồn môi trường xã hội (không bao gồm ảnh hưởng của tuổi tác, tiếng ồn nghề nghiệp và bệnh tật) gọi là điếc xã hội; còn suy giảm thính lực do tiếng ồn nghề nghiệp gọi là điếc do tiếng ồn.

Theo WHO, hơn 5% dân số thế giới (tương đương 430 triệu người) cần phục hồi chức năng để giải quyết vấn đề mất thính lực (bao gồm 34 triệu trẻ em). Các chuyên gia ước tính đến năm 2050, hơn 700 triệu người, tức là cứ 10 người thì có một người bị mất thính lực.

Việc sử dụng âm lượng tai nghe lớn hơn 60db là một trong những lý do gây ảnh hưởng thính lực.

Báo cáo cũng chỉ ra rằng gần 80% người khiếm thính sống ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Tỷ lệ mất thính lực tăng theo tuổi. Việc mất thính lực ảnh hưởng đến hơn 25% số người trên 60 tuổi.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ.

WHO cảnh báo giới trẻ nên hạn chế thời gian sử dụng tai nghe trong khoảng 1 giờ để tránh bị điếc trong tương lai.

Những người trong độ tuổi từ 12 đến 35 là những người có nguy cơ cao nhất. Chỉ trong thập kỷ trước, số người mất khả năng nghe đã tăng lên vì sử dụng máy nghe nhạc và điện thoại để nghe nhạc. Đặc biệt, năm 1994, có 3,5% thanh niên Hoa Kỳ phải đối mặt với một số loại tổn thương thính giác. Tuy nhiên, con số này đã tăng lên 5% chỉ trong 12 năm.

Khuyến cáo từ WHO

Bởi sự bùng nổ của số lượng thanh niên bị mất thính lực, WHO khuyến nghị rằng người trẻ tuổi cần hành động ngay để chống lại vấn đề này. Giải pháp tốt nhất được đưa ra là nghe nhạc ở các thiết bị điện tử chỉ một tiếng mỗi ngày, với duy trì âm lượng chỉ ở mức 60%.

Khuyến cáo này rất quan trọng nhằm hạn chế tối đa những điều không an toàn khi đang nghe nhạc. Âm thanh và khoảng thời gian người trẻ sử dụng thiết bị ảnh hưởng đến khả năng nghe. Một cuộc hội thoại thông thường là 60dB, không gây vấn đề gì với nghe. Tuy nhiên, nếu tăng nó lên mức 85dB, tương đương với một chiếc xe ủi đang chạy chậm, tiếp xúc với âm thanh này 8 tiếng có thể gây hủy hoại thính lực lâu dài. Khi nghe âm thanh lên tới 120dB, nó có thể gây hủy hoại chỉ trong 9 giây.

Phớt lờ việc bảo vệ tai và tiếp tục nghe nhạc quá lớn trong khi đeo tai nghe có thể làm thủng màng nhĩ. Hư hại thính lực có thể tác động đến việc học tập, công việc và đời sống hàng ngày.

Bảo vệ sức khỏe của tai ngay hôm nay trước khi quá muộn, giới hạn đeo tai nghe trong vòng 1 giờ và duy trì âm lượng hợp lý để thưởng thức việc nghe nhạc lành mạnh.

Cùng chuyên mục

Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.
Số ca mắc sởi tăng cao, bệnh viện quá tải
Khoảng 1 tuần qua, số bệnh nhi mắc sởi phải nhập viện điều trị tại Đồng Nai tăng cao. Trung bình mỗi ngày, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai tiếp nhận gần 70 ca mắc mới, dẫn đến quá tải tại các khoa điều trị về hô hấp. Đáng lưu ý, hầu hết bệnh nhi mắc sởi đều chưa tiêm vaccine sởi hoặc chưa tiêm đủ 2 mũi theo khuyến cáo.
Bỏ quy định phân chia danh mục thuốc bảo hiểm y tế theo hạng bệnh viện, người bệnh hưởng lợi
Ngày 19/11, Bộ Y tế cho biết, hiện nay việc ban hành danh mục và quy định về thanh toán bảo hiểm y tế đối với thuốc được thực hiện theo Thông tư số 20/2022/TT-BYT. Sau gần 2 năm thực hiện, Thông tư 20 bộc lộ một số vấn đề vướng mắc, đòi hỏi cần phải sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.
Thêm một ca tử vong do cúm A/H1 pdm
Ngày 15/11, thông tin từ trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Định cho biết, đơn vị này vừa có báo cáo gửi Viện Pasteur Nha Trang và Sở Y tế về ca bệnh tử vong do cúm A/H1 pdm.
TP HCM: Số trẻ bị sốt xuất huyết nhập viện gia tăng
Thời gian gần đây, các bệnh viện nhi trên địa bàn TP Hồ Chí Minh ghi nhận số trẻ bị sốt xuất huyết nhập viện gia tăng; trong đó, nhiều trẻ nhập viện khi đã có dấu hiệu nặng như sốc sốt xuất huyết, suy đa cơ quan.
Một số thực phẩm ngăn ngừa nếp nhăn
Chế độ ăn uống có thể giúp bạn ngăn ngừa nếp nhăn và tình trạng làn da bị lão hóa, chảy xệ. Hãy bổ sung những thực phẩm sau để có làn da láng mịn.

Tin mới

Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.
Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị
Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.
Điều kiện thanh toán thuốc điều trị ung thư cho người tham gia BHYT từ năm 2025
Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán đối với thuốc điều trị ung thư, điều hòa miễn dịch khi đáp ứng các quy định tại Thông tư 37/2024/TT-BYT đồng thời đáp ứng điều kiện như: Sử dụng để điều trị ung thư khi được chỉ định bởi bác sĩ có phạm vi hành nghề ung bướu hoặc y học hạt nhân hoặc huyết học truyền máu hoặc trường hợp thuộc phạm vi chuyên môn của người hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh...
Số ca mắc sởi tăng cao, bệnh viện quá tải
Khoảng 1 tuần qua, số bệnh nhi mắc sởi phải nhập viện điều trị tại Đồng Nai tăng cao. Trung bình mỗi ngày, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai tiếp nhận gần 70 ca mắc mới, dẫn đến quá tải tại các khoa điều trị về hô hấp. Đáng lưu ý, hầu hết bệnh nhi mắc sởi đều chưa tiêm vaccine sởi hoặc chưa tiêm đủ 2 mũi theo khuyến cáo.