Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ tư, 26/10/2022 14:25 (GMT+7)

WHO công bố danh sách các loại nấm đe dọa lớn nhất đối với sức khỏe

Theo dõi GĐ&PL trên

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa công bố danh sách đầu tiên về các loại nấm gây ra mối đe dọa lớn nhất đối với sức khỏe con người.

Ngày 25/10/2022 là Ngày hành động nhiễm Nấm toàn cầu. Nhân dịp này, Tổ chức y tế thế giới đã công bố danh sách các loại nấm đe dọa sức khỏe toàn cầu và đề ra kế hoạch hành động để giải quyết căn bệnh gây ra hàng triệu cái chết mỗi năm.

Tổ chức Y tế Thế giới đã ban hành 'Danh sách các loài nấm hay gây bệnh trên người' với 19 loài nấm khác nhau được nhắc đến, mục đích của danh sách này nhằm tập trung, thúc đẩy nghiên cứu và đề ra các biện pháp can thiệp, đồng thời tăng cường nhận thức toàn cầu đối với các bệnh nghiêm trọng do nhiễm nấm và nấm kháng thuốc gây ra.

Bệnh nấm - mối đe doạ sức khoẻ toàn cầu - Ảnh 1.
Nấm phổi do Aspergillus là bệnh thường gặp ở bệnh nhân sau mắc lao, HIV hoặc các hội chứng suy giảm miễn dịch

Nấm gây bệnh là mối đe dọa lớn đối với sức khỏe cộng đồng vì chúng ngày càng trở nên phổ biến và có khả năng kháng thuốc điều trị. Bệnh nấm thường xuất hiện ở những bệnh nhân bị bệnh nặng và những người có các tình trạng suy giảm hệ miễn dịch tiềm ẩn. Những quần thể có nguy cơ nhiễm nấm xâm lấn cao nhất bao gồm những người bị ung thư, HIV / AIDS, cấy ghép nội tạng, người mắc bệnh hô hấp mãn tính và sau mắc lao ...

Các bệnh do nấm khiến hơn 1,6 triệu người tử vong mỗi năm và gây bệnh lâu dài cho hàng trăm triệu người khác.

Danh sách mới của WHO đã xếp hạng 19 loài nấm cần được quan tâm nhất, đòi hỏi sự đầu tư về kinh phí và nghiên cứu cao nhất, đứng đầu là các loài kháng thuốc cực mạnh như Aspergillus fumigatus và Candida Auris. Các loại nấm đứng đầu danh sách của WHO bao gồm Candida albicans, Aspergillus fumigatus, Cryptococcus neoformans gây viêm màng não và Candida auris đa kháng thuốc. Kháng nấm đang ngày càng gia tăng ở những loại nấm 'nguy hiểm' này, tuy nhiện hiện nay tình trạng này cũng có thể gặp nhiều loại nấm khác.

Trong đại dịch COVID-19, tỉ lệ mắc ít nhất 3 loại nấm gây bệnh chết người đã tăng lên gồm bệnh do Aspergillus, do nấm đen Mucormycosic và do nấm Candida.

Nấm không do tình trạng bệnh lý như ung thư, lao hay COVID-19 tạo ra, nhưng gây bội nhiễm - nhiễm trùng bệnh viện trên một cơ thể đang suy yếu vì bệnh khác, do đó tần suất bệnh nhân bệnh do các nấm nguy hiểm này sẽ cao hơn khi các dịch bệnh khác lan tràn.

Nấm, đặc biệt là nấm kháng thuốc, thường gây ra các tình trạng nguy hiểm, khó trị, có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Hiện nay, nhiễm nấm nhận được rất ít sự quan tâm và nguồn lực, dẫn đến khan hiếm dữ liệu về phân bố bệnh nấm và các mô hình kháng thuốc kháng nấm. Hệ quả là ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng.

Tiến sĩ Haileyesus Getahun, Giám đốc Điều phối Toàn cầu về Kháng thuốc (AMR) của WHO nhấn mạnh: “Từ COVID-19 đến biến đổi khí hậu, các cuộc khủng hoảng toàn cầu đang biến nấm chống lại con người".

Vì thế, WHO kêu gọi hành động, bao gồm tăng cường nghiên cứu và giám sát các loại nấm nguy hiểm cũng như bảo vệ đối tượng nguy cơ là những người có bệnh lý nghiêm trọng bao gồm người nhiễm HIV/AIDS, người sau ghép tạng, người mắc các bệnh hô hấp mạn tính hoặc đang phục hồi sau nhiễm trùng cấp tính.

Bệnh nấm - mối đe doạ sức khoẻ toàn cầu - Ảnh 2.
Nấm da đầu

Phạm vi hành động của WHO là: "Tập trung vào các mầm bệnh gây ra nhiễm nấm toàn thân cấp và bán cấp kèm theo tình trạng kháng thuốc hoặc tập trung vào các thách thức về khả năng điều trị và chẩn đoán. Các tác nhân gây bệnh được đưa vào đều có liên quan đến nguy cơ tử vong và bệnh tật nghiêm trọng.

WHO khuyến nghị 3 lĩnh vực hành động chính:

● Cải thiện khả năng chẩn đoán bệnh nấm.

● Nghiên cứu ra thuốc chống nấm mới và các phương pháp chẩn đoán mới.

● Nâng cao sức khỏe cộng đồng (đảm bảo mọi người dân đều được tiếp cận chẩn đoán và điều trị được nấm và nấm kháng thuốc, nâng cao chất lượng đào tạo của nhân viên y tế về nấm).

Báo cáo kêu gọi tiếp cận một cách tổng quát các xét nghiệm và biện pháp điều trị.

Cùng chuyên mục

Mắc bệnh thuỷ đậu, thiếu nữ 17 tuổi suy đa tạng, nguy cơ tử vong
Ngày 3/5, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhân nữ 17 tuổi, đến từ Bắc Giang trong tình trạng rối loạn đông máu trầm trọng, số lượng tiểu cầu giảm sâu, men gan tăng cao, suy các cơ quan. Bác sĩ đã hội chẩn, chẩn đoán bệnh nhân mắc thủy đậu mức độ nặng có bội nhiễm - liệt ruột cơ năng, nguy cơ tử vong cao.

Tin mới

Người từ 06 tuổi trở lên phải thu nhận sinh trắc học khi làm căn cước
Bộ Công an cho biết, từ ngày 01/7/2024, khi làm thẻ Căn cước, chỉ có trường hợp người dưới 06 tuổi mới không thu nhận thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học. Các độ tuổi còn lại đều phải thực hiện thu nhận thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt.