Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ sáu, 26/04/2024 07:15 (GMT+7)

WHO báo động tình trạng sử dụng rượu và thuốc lá điện tử trong thiếu niên

Theo dõi GĐ&PL trên

Văn phòng của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại khu vực châu Âu ngày 24/4 công bố báo cáo cho thấy một “bức tranh đáng lo ngại” về việc sử dụng chất gây nghiện trong thiếu niên.

tm-img-alt

Báo cáo "Hành vi sức khỏe ở trẻ em trong độ tuổi đi học" được thực hiện 4 năm/lần. Năm nay báo cáo được xây dựng dựa trên dữ liệu khảo sát đối với 280.000 thanh niên trong độ tuổi 11, 13 và 15 ở châu Âu, Trung Á và Canada, với kết quả chỉ ra rằng việc sử dụng rượu và thuốc lá điện tử phổ biến ở thiếu niên hiện nay là “đáng báo động”.

WHO nêu rõ các nhà hoạch định chính sách không thể bỏ qua những phát hiện chấn động nêu trên do hậu quả về lâu dài của những xu hướng này này là rất lớn.

Theo báo cáo, 57% số thiếu niên 15 tuổi được hỏi thừa nhận đã uống rượu ít nhất 1 lần. Ngoài ra, 9% thiếu niên cho biết đã từng say xỉn ít nhất 2 lần.

Có 56% số các em gái được hỏi cho biết từng uống rượu, trong khi tỉ lệ này ở các em trai là 56%. WHO lưu ý rằng việc uống rượu nói chung đã giảm ở các nam thiếu niên, trong khi lại tăng lên ở các nữ thiếu niên. Có tới 38% số các em gái được hỏi thừa nhận rằng mình đã say rượu ít nhất 1 lần trong 30 ngày qua, trong khi tỷ lệ này ở các nam thiếu niên là 36%.

Báo cáo của WHO nhấn mạnh: “Những phát hiện này nêu bật tình trạng rượu sẵn có và phổ biến, qua đó cho thấy nhu cầu cấp thiết về các biện pháp chính sách tốt hơn để bảo vệ trẻ em và thanh thiếu niên khỏi tác hại do rượu gây ra”.

Theo WHO khu vực châu Âu – chịu trách nhiệm quản lý vấn đề y tế tại 53 quốc gia châu Âu, trong đó có một số quốc gia ở Trung Á, tỷ lệ trẻ em uống rượu tăng từ 5% ở độ tuổi 13 lên 20% ở độ tuổi 15, "chứng tỏ xu hướng lạm dụng rượu trong giới trẻ ngày càng gia tăng".

Báo cáo của WHO cũng nhấn mạnh việc sử dụng thuốc lá điện tử (thường được gọi là "vape") ngày càng tăng trong thiếu niên.

Kết quả khảo sát cho thấy trong năm 2022 có 13% số trẻ em từ 11-15 tuổi đã hút thuốc, ít hơn 2 điểm phần trăm so với 4 năm trước đó. Khoảng 32% thiếu niên 15 tuổi đã sử dụng thuốc lá điện tử và 20% cho biết đã hút 1 lần trong 30 ngày qua.

Giám đốc WHO khu vực châu Âu Hans Kluge cho biết: “Việc sử dụng các chất có hại rộng rãi ở trẻ em tại nhiều quốc gia thuộc khu vực châu Âu và cả tại các khu vực khác nữa đang là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng”. Ông đề xuất các chính phủ cần tăng thuế đối với rượu và thuốc lá điện tử, hạn chế lưu hành và quảng cáo về những sản phẩm này trên thị trường, đồng thời ban hành lệnh cấm các chất tạo hương liệu.

Theo WHO: “Việc một người tham gia các hành vi có nguy cơ cao khi còn ở lứa tuổi thanh thiếu niên có thể hình thành hành vi của họ ở giai đoạn trưởng thành, trong đó việc sử dụng chất kích thích khi còn nhỏ sẽ gây nguy cơ nghiện cao hơn ở thời điểm sau đó. Bản thân họ, cũng như cả xã hội sẽ phải trả giá đắt cho những hậu quả này".

Báo cáo "Hành vi sức khỏe ở trẻ em trong độ tuổi đi học" được thực hiện 4 năm/lần. Năm nay báo cáo được xây dựng dựa trên dữ liệu khảo sát đối với 280.000 thanh niên trong độ tuổi 11, 13 và 15 ở châu Âu, Trung Á và Canada, với kết quả chỉ ra rằng việc sử dụng rượu và thuốc lá điện tử phổ biến ở thiếu niên hiện nay là “đáng báo động”. WHO nêu rõ các nhà hoạch định chính sách không thể bỏ qua những phát hiện chấn động nêu trên do hậu quả về lâu dài của những xu hướng này này là rất lớn. Theo báo cáo, 57% số thiếu niên 15 tuổi được hỏi thừa nhận đã uống rượu ít nhất 1 lần. Ngoài ra, 9% thiếu niên cho biết đã từng say xỉn ít nhất 2 lần. Có 56% số các em gái được hỏi cho biết từng uống rượu, trong khi tỉ lệ này ở các em trai là 56%. WHO lưu ý rằng việc uống rượu nói chung đã giảm ở các nam thiếu niên, trong khi lại tăng lên ở các nữ thiếu niên. Có tới 38% số các em gái được hỏi thừa nhận rằng mình đã say rượu ít nhất 1 lần trong 30 ngày qua, trong khi tỷ lệ này ở các nam thiếu niên là 36%. Báo cáo của WHO nhấn mạnh: “Những phát hiện này nêu bật tình trạng rượu sẵn có và phổ biến, qua đó cho thấy nhu cầu cấp thiết về các biện pháp chính sách tốt hơn để bảo vệ trẻ em và thanh thiếu niên khỏi tác hại do rượu gây ra”. Theo WHO khu vực châu Âu – chịu trách nhiệm quản lý vấn đề y tế tại 53 quốc gia châu Âu, trong đó có một số quốc gia ở Trung Á, tỷ lệ trẻ em uống rượu tăng từ 5% ở độ tuổi 13 lên 20% ở độ tuổi 15, "chứng tỏ xu hướng lạm dụng rượu trong giới trẻ ngày càng gia tăng". Báo cáo của WHO cũng nhấn mạnh việc sử dụng thuốc lá điện tử (thường được gọi là "vape") ngày càng tăng trong thiếu niên. Kết quả khảo sát cho thấy trong năm 2022 có 13% số trẻ em từ 11-15 tuổi đã hút thuốc, ít hơn 2 điểm phần trăm so với 4 năm trước đó. Khoảng 32% thiếu niên 15 tuổi đã sử dụng thuốc lá điện tử và 20% cho biết đã hút 1 lần trong 30 ngày qua. Giám đốc WHO khu vực châu Âu Hans Kluge cho biết: “Việc sử dụng các chất có hại rộng rãi ở trẻ em tại nhiều quốc gia thuộc khu vực châu Âu và cả tại các khu vực khác nữa đang là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng”. Ông đề xuất các chính phủ cần tăng thuế đối với rượu và thuốc lá điện tử, hạn chế lưu hành và quảng cáo về những sản phẩm này trên thị trường, đồng thời ban hành lệnh cấm các chất tạo hương liệu. Theo WHO: “Việc một người tham gia các hành vi có nguy cơ cao khi còn ở lứa tuổi thanh thiếu niên có thể hình thành hành vi của họ ở giai đoạn trưởng thành, trong đó việc sử dụng chất kích thích khi còn nhỏ sẽ gây nguy cơ nghiện cao hơn ở thời điểm sau đó. Bản thân họ, cũng như cả xã hội sẽ phải trả giá đắt cho những hậu quả này".

Cùng chuyên mục

Không được từ chối, xử trí chậm trễ ca bệnh cấp cứu dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Trong văn bản gửi Giám đốc các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng Y tế các Bộ, ngành về việc tăng cường công tác cấp cứu, khám chữa bệnh trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Bộ Y tế yêu cầu trong công tác khám chữa bệnh dịp này phải bảo đảm tất cả người bệnh cấp cứu được khám và điều trị kịp thời, không được từ chối hoặc xử trí chậm trễ. 
Nhiễm nấm có thể dẫn đến nguy cơ tử vong cao
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một bệnh nhân bị mắc nấm hiếm gặp, dẫn đến hoại tử mô cơ vùng ngực trái. Đây là ca mắc nấm hoại tử khá hiếm gặp, căn nguyên bệnh không rõ ràng.
Những bệnh được hưởng 100% bảo hiểm y tế
Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư số 1/2025/TT-BYT quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT). Trong đó, quy định chi tiết danh mục một số bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo được 100% mức hưởng BHYT.
Ô nhiễm không khí làm tổn thương nghiêm trọng não bộ
Theo tập san khoa học Nature ngày 14/1, nhiều nghiên cứu dịch tễ học đã chỉ ra mối liên hệ giữa không khí ô nhiễm với chứng sa sút trí tuệ và các rối loạn não bộ khác. Giờ đây, các nhà khoa học đang nỗ lực tìm hiểu cơ chế gây hại của các chất ô nhiễm và mức độ tác động của chúng.

Tin mới

Cuộc thi đèn lồng quốc tế Ocean lần đầu tiên: Đèn lồng Việt Nam đẹp nhất thế giới
Vượt qua hàng loạt tác phẩm đến từ các cường quốc đèn lồng châu Á, đèn lồng của các nghệ nhân Hội An (Việt Nam) đã chinh phục các giám khảo quốc tế để trở thành “Đèn lồng đẹp nhất thế giới” tại Cuộc thi đèn lồng quốc tế Ocean. Sự kiện cũng mở màn cho Lễ hội Xuân xuyên Tết - lớn nhất Việt Nam với những chuỗi ngày hội - ăn chơi- mua sắm- check in “đỉnh nóc kịch trần” tại bờ đông Hà Nội.
Cảnh báo người dùng về những trò 'đỏ đen' trực tuyến dịp cận Tết
Các chuyên gia Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam khuyến nghị người dân nâng cao cảnh giác trước những tin nhắn hoặc cuộc gọi mời chào tham gia trò chơi cờ bạc trực tuyến. Tuyệt đối không truy cập hoặc làm theo hướng dẫn trong các đường link liên kết dẫn đến những trang web cờ bạc.
TP. HCM: Thông tin đèn xanh chuyển sang đỏ đột ngột gây tai nạn là không đúng
Liên quan đến thông tin “đèn giao thông chuyển đột ngột sang đỏ” làm lái xe đầu kéo chở thép thắng gấp tại giao lộ Quốc lộ 1 (Liên khu 4 - 5 quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh) khiến các tấm thép trên xe rơi xuống đường, làm một người đi xe máy bị thương (vào ngày 16/1), chiều 18/1, Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã có thông tin chính thức về vụ việc trên.