Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ tư, 04/01/2023 15:56 (GMT+7)

Vụ Phật tử kiện Thượng tọa Thích Nhật Từ: Đức Phật dạy từ bi hỷ xả, tại sao Phật tử kiện tu sĩ?

Theo dõi GĐ&PL trên

Đây là vấn đề được nhiều người quan tâm đặt ra sau khi theo dõi thông tin bà Phạm Thị Yến (Phật tử chùa Ba Vàng) kiện ông Trần Ngọc Thảo (tức Thượng tọa Thích Nhật Từ - Ủy viên Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam).

Lý giải câu hỏi trên, bà Phạm Thị Yến đã có bài viết gửi các cơ quan báo chí nêu quan điểm cá nhân, xin trích dẫn một phần bài viết để bạn đọc tham khảo:

"Người đệ tử Phật có nên dùng chế tài pháp luật không?

Khởi kiện là hành vi đưa sự việc có tranh chấp ra trước Tòa án theo thủ tục tố tụng nhằm yêu cầu được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Áp dụng 2 từ “tranh chấp” đối với người đệ tử Phật, nhiều người cho đó là “sân si”, “thắng thua”, “tại sao đã đi tu rồi còn không hỷ xả?”,...

Trước khi trở thành Phật tử, tôi cũng là công dân Việt Nam; sau khi trở thành Phật tử, tôi vẫn là công dân Việt Nam. Dù tôi theo đạo Phật hay bất kỳ một tôn giáo nào, quyền công dân của tôi vẫn được pháp luật bảo hộ. Cho nên, xét trên cương vị là công dân, khi bị cá nhân, tổ chức nào xúc phạm, vu khống, gây tổn hại đến uy tín, danh dự và nhân phẩm của tôi, tôi có quyền hành động pháp lý để cơ quan pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.

Tính thượng tôn pháp luật thể hiện ở việc ban hành và thực thi pháp luật vào đời sống xã hội phải đúng đắn và công bằng, tạo ra công lý thật sự cho toàn xã hội. Cho nên, công dân có nghĩa vụ phải lên tiếng trước cái xấu để phòng trừ điều tệ hại tiếp theo có thể xảy ra. Không ai dám chắc được, người vu khống, xúc phạm mình ngày hôm nay, họ sẽ không vu khống, xúc phạm nhiều người khác ngày mai.

Bởi vậy, không phải sự tha thứ lỗi lầm nào cũng gọi là bao dung, mà đôi khi sẽ bị tác dụng ngược.

Tôi luôn luôn đề cao tinh thần “thượng tôn pháp luật” và sống đúng pháp luật. Thế hệ đi trước đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do của dân tộc, vì quyền công dân của nhân dân Việt Nam, bởi vậy, được sống trong nền hòa bình ngày hôm nay, tôi tôn trọng quyền công dân của mình và quyền công dân của tất cả mọi người, như thế mới không hổ thẹn với sự hy sinh của ông cha ta.

Phật tử khởi kiện là đi ngược lại với lời Phật dạy về từ bi hỷ xả?

Đạo Phật là đạo nói lên sự thật. Cho nên, dù là từ bi hỷ xả thì cũng không được rời sự thật. Từ bi hỷ xả không có nghĩa là im lặng trước lỗi lầm của người khác, bao che cho lỗi lầm của họ, vì như thế, chẳng khác nào giết chết họ. Ngay trong hiện tại, họ không dừng lại được các việc ác của mình mà gây tạo thêm nhiều việc ác khác, khả năng sẽ chịu bản án trước cơ quan pháp luật. Nhưng nguy hại hơn, trong tương lai, họ sẽ gánh chịu biết bao quả báo khổ đau do chính họ đã gây tạo. Bên cạnh đó, chúng ta cũng không thể vì bao che, bỏ qua lỗi lầm của một người, mà khiến cho bao nhiêu người khác phải chịu đau khổ vì chính lỗi lầm của một người gây ra. Như thế, từ bi hỷ xả ở đâu?

picture2-5-1672799201.png
“Từ bi hỷ xả không có nghĩa là im lặng trước lỗi lầm của người khác, bao che cho lỗi lầm của họ.” - bà Phạm Thị Yến chia sẻ.

Cho nên, từ bi hỷ xả trong đạo Phật là chỉ lỗi cho người có lỗi, giúp họ nhận ra được lỗi lầm của mình, để từ đó họ ngừng việc ác, làm việc thiện và tăng trưởng việc thiện. Đây cũng là tinh thần “ngăn ác - diệt ác - sinh thiện - tăng trưởng thiện” của đạo Phật; tức là nếu việc làm nào của người là bất thiện thì người Phật tử có trách nhiệm giúp cho họ nhận biết và từ bỏ những việc bất thiện đó, không phân biệt người đó là tu sĩ xuất gia hay cư sĩ tại gia.

Đức Phật cũng dạy đệ tử, khi có người nói sai sự thật, hủy báng Phật - Pháp - Tăng, đệ tử Phật cần nói rõ điểm nào đúng sự thật, điểm nào chưa đúng sự thật (kinh Phạm Võng). Là một Phật tử, tôi có bổn phận đảm bảo được giới mà Đức Phật dạy người đệ tử Phật cần thực hành, đó là nói lời chân thật.

Trong sự việc khởi kiện trên, tôi kết hợp cả 2 phương diện, đó là quyền công dân và tinh thần của người Phật tử. Tôi khởi kiện Thượng tọa Thích Nhật Từ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người công dân, để Thượng tọa chấm dứt những phát ngôn sai sự thật về tôi trên mạng xã hội (việc này đã lặp đi lặp lại nhiều lần), khiến Thượng tọa không mắc vào giới nói sai sự thật của người đệ tử Phật. Hành động của tôi cũng là ngăn chặn việc nói sai sự thật của người khác, nằm trong tinh thần từ bi của đạo Phật. Pháp luật và Pháp Phật đều cho phép chúng ta nói lên sự thật. Xã hội xấu đi khi người tốt im lặng trước cái xấu, không dám vạch trần cái xấu. Nếu con người luôn luôn sợ hãi trước sự thật và tìm cách để ngăn che sự thật thì quốc gia không thể hùng mạnh và trong sạch được.

Hàng Phật tử nên lấy tâm từ bi hỷ xả để đối đãi với tu sĩ nếu họa may họ có sai lầm?

Nếu chưa phải là Thánh nhân, thì không ai là không phạm phải sai lầm trong cuộc đời này - kể cả người xuất gia. Nhưng điều quan trọng, trong sai lầm đó, cách hành xử của người phạm lỗi như thế nào.

Nếu nhận thấy lỗi sai và ăn năn sám hối trước những tổn thương đã gây ra cho người khác, thì chí ít phải có lời xin lỗi. Hoặc nếu không đủ dũng cảm để nói hai từ “xin lỗi”, thì cần nói sẵn sàng khắc phục những điều làm cho đối phương tổn thương. Ví như khi chúng ta va chạm xe vào một người khác, chúng ta chỉ cần nói: “Bà có làm sao không?”, “Tôi ẩu quá, mong bà thông cảm”,... - đó cũng là một hình thức thay cho lời xin lỗi để xoa nhẹ những tổn thương gây ra cho người khác.

Người xuất gia được xem là thầy của chúng sinh, nếu pháp sám hối cơ bản trong đạo Phật còn không thực hành được, thì ai có thể đảm bảo người đó sẽ dẫn dắt chúng sinh vượt biển mê đến bến bờ giải thoát?

Tôi đồng ý với quan điểm “hàng Phật tử nên lấy tâm từ bi hỷ xả để đối đãi với tu sĩ nếu họa may họ có sai lầm”, nhưng thiết nghĩ rằng, người tu sĩ đó cũng phải lấy tâm tàm quý, lấy giới hạnh của người xuất gia để xin lỗi Phật tử nếu gây tổn hại đến họ. Bởi người Phật tử tại gia còn cuộc sống ở thế gian, có gia đình, bạn bè, các mối quan hệ xung quanh,... nếu gây tổn thương đến nhân phẩm, danh dự, uy tín của họ, đến khi trở về, họ sẽ đối mặt với thực tại thế nào? Không phải riêng trường hợp của tôi, mà là chung cho toàn thể cộng đồng Phật tử. Bởi nếu một Phật tử, hai Phật tử và dần dần… dần dần nhiều Phật tử rơi vào trường hợp này, thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm cho những tổn thương của họ? Liệu tín đồ có còn tin tưởng vào hàng Tăng bảo (tập thể những người xuất gia) nữa hay không? Theo tôi, đây là một điều đáng để chúng ta phải suy ngẫm.

Vụ kiện này, tôi không quan trọng thắng hay thua, mà quan trọng là tôi được thực hiện quyền công dân của mình, được pháp luật bảo vệ và thực hành được lời Phật dạy về giới. Hành động của tôi cũng chuyển tải niềm tin đến cho mọi người rằng: Pháp luật sẽ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Người Phật tử cần phải từ bi chứ không phải nhu nhược. Bản thân tôi đã, đang và sẽ tiếp tục nói lên sự thật!"

Bà Phạm Thị Yến khởi kiện Thượng tọa Thích Nhật Từ với lý do Thượng tọa phát ngôn trên mạng xã hội rằng bà Yến bị phạt về “tội truyền bá mê tín” và bị “cấm tạm trú trên toàn tỉnh Quảng Ninh” là thông tin sai sự thật, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, uy tín của bà Yến. Dự kiến, phiên tòa phúc thẩm sẽ được mở lại vào ngày 13/01/2023.

Cùng chuyên mục

Đề nghị truy tố cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam
Cơ quan CSĐT Công an TP. Hồ Chí Minh vừa hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị Viện KSND cùng cấp truy tố 254 bị can liên quan đến vụ án sai phạm xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam, 11 trung tâm đăng kiểm trên địa bàn TP.HCM, và 3 trung tâm đăng kiểm tại Long An, Bến Tre, Sóc Trăng.
Vụ án Tân Hoàng Minh: Bị cáo Đỗ Anh Dũng bị đề nghị từ 9-10 năm tù
Chiều 21/3, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân Hà Nội đã công bố bản luận tội, đề nghị mức án đối với 15 bị cáo và phương án giải quyết dân sự với 6.630 bị hại trong vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại dịch vụ khách sạn Tân Hoàng Minh.
Trang Nemo buộc phải thi hành án 9 tháng tù
TAND quận 10, TP.HCM thông tin đơn vị này không chấp nhận đơn xin hoãn thi hành án của Trang Nemo, đồng thời đã có thông báo buộc Trang Nemo phải thi hành án 9 tháng tù.

Tin mới

Luật Đất đai 2024: Bỏ khung giá đất - lành mạnh hóa thị trường đất đai
Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 với nhiều điểm mới so với Luật Đất đai 2013, trong đó người dân đặc biệt quan tâm đến việc bỏ khung giá đất, xác định giá theo thị trường. Đây được xem là bước đột phá lớn trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, tạo nên thay đổi căn bản về các vấn đề kinh tế trong chính sách pháp luật về đất đai; làm lành mạnh hóa thị trường; hạn chế đầu cơ, tham nhũng về đất đai.
Giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông để lừa đảo
Ngày 28/3, ông Bùi Thanh Toàn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu cho biết, thời gian qua, Sở liên tục nhận được phản ánh có dấu hiệu lừa đảo khi một số đối tượng giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu gọi điện cho cán bộ lãnh đạo của một số sở, ngành, địa phương và người dân.