Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ sáu, 15/01/2021 16:25 (GMT+7)

Vụ cô giáo mượn bằng cấp 3 để đi học đại học và đi dạy suốt 25 năm: Vẫn là viên chức Nhà nước

Theo dõi GĐ&PL trên

Bà Lê Thị Nga, giáo viên Trường THCS Lương Thế Vinh vừa bị UBND TP Buôn Mê Thuột ( Đắk Lắk) xử phạt hành chính số tiền 4 triệu đồng do “thành khẩn khai báo, thành thật hối lỗi”.

Theo thông tin mới nhất liên quan đến vụ cô giáo mượn bằng THPT để đi học, đi dạy suốt 25 năm, trao đổi với báo Đất Việt, lãnh đạo phòng GD-ĐT TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk cho biết, UBND TP mới ban hành quyết định xử phạt hành chính đối với bà Lê Thị Nga, giáo viên Trường THCS Lương Thế Vinh.

Vụ cô giáo mượn bằng cấp 3 để đi học đại học và đi dạy suốt 25 năm: Vẫn là viên chức Nhà nước Ảnh 1
Trường THCS Lương Thế Vinh (TP.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk). Ảnh: báo Lao động.

Theo đó, quyết định nêu rõ, bà Nga đã sử dụng bằng tốt nghiệp THPT của bà Lê Thị Ngọc Châu để đi học trung cấp, cao đẳng, đại học và xin việc làm (đi dạy) dưới tên của bà Châu suốt 25 năm qua.

"Hiện tại mới có quyết định xử phạt hành chính, chưa có các quyết định khác. Do chưa có các quyết định khác nên cô Nga vẫn là viên chức Nhà nước. Còn các bước xử lý tiếp theo cũng thuộc thẩm quyền của UBND TP", vị lãnh đạo trên cho biết.

Theo Vietnamnet, bà Nga bị xử phạt hành chính số tiền 4 triệu đồng do “thành khẩn khai báo, thành thật hối lỗi”.

Ngoài xử phạt hành chính, quyết định của UBND TP Buôn Ma Thuột cũng nêu rõ, hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật vi phạm (Bản sao Bằng Tốt nghiệp THPT mang tên Lê Thị Ngọc Châu, sinh ngày 2/2/1975, số hiệu 2687 TNPTTH, ngày 30/6/1988 do Sở GD&ĐT tỉnh Thanh Hóa cấp, đang lưu trong hồ sơ viên chức của Trường THCS Lương Thế Vinh).

Nguồn tin tờ báo này còn cho biết, hội đồng kỷ luật UBND TP Buôn Ma Thuột cũng đã họp, thống nhất kỷ luật bà Nga bằng hình thức buộc thôi việc. Dự kiến, quyết định sẽ được ban hành trong vài ngày tới.

Bà Lê Thị Ngọc Châu tên thật là Lê Thị Nga, sinh ngày 12/5/1975, quê quán thôn Đồng Bào, xã Thiệu Minh, huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa. Bà Nga có bố đẻ là ông Lê Văn H. và mẹ đẻ là Nguyễn Thị N., trình độ văn hóa 8/12.

Trong khi đó, bà Lê Thị Ngọc Châu (thật) sinh ngày 2/2/1972, trình độ văn hóa 12/12, là hàng xóm của bà Nga, có bố đẻ là ông Lê Văn N. và mẹ là Lê Thị C..

Năm 1992, để hợp thức hóa hồ sơ cho bà Nga đi học Trường trung cấp Văn hóa nghệ thuật tỉnh Thanh Hóa, ông Lê Văn H. thông qua cán bộ xã sửa đổi tên tuổi của con gái trong giấy khai sinh thành Lê Thị Ngọc Châu. 

Ngày 5/8/1996, bà Lê Thị Nga xin cấp mới chứng minh nhân dân thành Lê Thị Ngọc Châu sinh ngày 2/2/1972, có bố là Lê Văn H. và mẹ là Nguyễn Thị N.. 

Năm 2000, bà Nga xin chuyển công tác theo chồng vào Đắk Lắk và được phân công về dạy tại một trường tiểu học ở huyện Buôn Đôn.

Từ năm 2009-2013, bà Nga tiếp tục sử dụng bằng tốt nghiệp THPT mang tên bà Châu để học Trường ĐH Sư phạm Hà Nội và tốt nghiệp cử nhân âm nhạc hệ tại chức tại trường này.

Từ năm 2013 đến nay, bà Nga chuyển về dạy âm nhạc tại Trường THCS Lương Thế Vinh (TP Buôn Ma Thuột).

Bà Nga đã có báo cáo giải trình. Trong đó, bà cho biết đã có 25 năm làm giáo viên và mong muốn tiếp tục được công tác, cống hiến cho ngành giáo dục.

Cùng chuyên mục

Giảng đường 36 giờ không ngủ ở VinUni
Sáng tạo thích ứng nhanh là một môn học mới mẻ ngay cả với nhiều đại học danh tiếng trên thế giới. Ở VinUni, đây là môn học nền tảng rèn luyện năng lực tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề, làm bệ phóng cho những môn học chuyên môn sau này.

Tin mới

Những đối tượng có thể được sử dụng thẻ ngân hàng
Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật được sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước; người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự được sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước.
Công an Hà Nội cảnh báo 24 thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm tài sản
Theo Công an TP Hà Nội, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động, lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế-xã hội.
Không trực tiếp sản xuất nông nghiệp có được phép nhận chuyển nhượng đất trồng lúa?
Luật Đất đai năm 2013 quy định người không trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì không được phép nhận chuyển nhượng đất trồng lúa. Vậy, khi Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực thì người không trực tiếp sản xuất nông nghiệp có được phép nhận chuyển nhượng đất trồng lúa hay không?