Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ năm, 25/01/2024 16:29 (GMT+7)

Vốn đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất TP HCM đạt 1 tỷ USD

Theo dõi GĐ&PL trên

Tổng vốn đầu tư vào các khu chế xuất, công nghiệp TP HCM năm 2023 đạt trên một tỷ USD, cao nhất trong hơn 30 năm qua.

Thông tin được ông Trần Việt Hà, Phó Ban quản lý các khu chế xuất, công nghiệp TP HCM (Hepza), cho biết tại cuộc họp báo cung cấp thông tin định kỳ, sáng 24/1. Cụ thể, trừ năm 2011 có một dự án đầu tư vào các khu công nghiệp với số vốn tròn một tỷ USD và chiếm toàn bộ vốn đầu tư trong năm; còn lại hơn 30 năm thành lập, các khu công nghiệp của thành phố thu hút vốn dao động 480-500 triệu USD, có năm cao nhất là 800 triệu USD.

Năm 2023, tổng vốn đầu tư bao gồm cả cấp mới và điều chỉnh vào các khu công nghiệp đạt 1,012 tỷ USD, tăng 84% so cùng kỳ 2022. Trong đó, vốn FDI gần 223 triệu USD với 16 dự án mới và 34 dự án điều chỉnh vốn.

Đối với đầu tư trong nước đã ghi nhận mức tăng trưởng đột biến trong năm 2023 nhờ sự xuất hiện của dự án Viettel với quy mô đầu tư 624 triệu USD chuyên về trung tâm dữ liệu (Data Center), công nghệ thông tin và viễn thông. Dự án Viettel góp phần nâng tổng vốn đầu tư trong nước của HEPZA đạt 789 triệu USD, tăng gần 124% so với năm 2022.

Đáng nói, dự án của Viettel chỉ sử dụng diện tích rất nhỏ, khoảng 4 ha đã góp phần giúp HEPZA gia tăng hiệu suất đầu tư. Điều này giúp cho mỗi ha đất công nghiệp của TP HCM bình quân thu hút 8,1 triệu USD vốn đầu tư, cao nhất trong các năm qua so với bình quân 6,32 triệu USD.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ.

Theo lãnh đạo Hepza, vốn đầu tư vào các khu công nghiệp TP HCM năm 2023 tăng đột biến do các doanh nghiệp hiện hữu điều chỉnh tăng vốn, tập trung vào các lĩnh vực như công nghệ cao, cơ khí chế tạo, viễn thông... Đây là các ngành thâm dụng vốn, công nghệ và tiệm cận với mong muốn thu hút đầu tư của thành phố. Nhiều doanh nghiệp cũng đầu tư vào cải tiến công nghệ, tối ưu hóa dây chuyền, máy móc để đáp ứng yêu cầu chuyển đổi của thành phố.

TP HCM hiện có 17 khu chế xuất, công nghiệp đang hoạt động thu hút gần 1.700 dự án, sử dụng trên 252.000 lao động. Các doanh nghiệp đóng góp vào ngân sách trên 23.000 tỷ đồng, chiếm 5,25% tổng thu ngân sách của thành phố.

Bước sang năm 2024, HEPZA đặt chỉ tiêu thu hút 550 triệu USD vốn đầu tư và suất đầu tư bình quân 8,5 triệu USD/ha.

Bên cạnh đó, đơn vị này cũng kỳ vọng hoàn thành đề án chuyển đổi thí điểm 5 khu chế xuất, khu công nghiệp gồm Tân Thuận, Tân Bình, Cát Lái, Hiệu Phước, Bình Chiểu, hướng đến trọng tâm thu hút đầu tư công nghệ cao, ít thâm dụng lao động. Đồng thời, đôn đốc xây dựng thêm 25.000 m2 nhà xưởng cao tầng.

Cùng chuyên mục

Tin mới

Hà Nội sắp rét hơn 10 độ C
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh mạnh sắp về miền Bắc, nhiệt độ ở Thủ đô Hà Nội có thể sẽ giảm hơn 10 độ C vào ngày cao điểm (dự kiến ngày 28/11).
Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.
Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị
Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.