Vĩnh Phúc: Đẩy nhanh giải quyết vướng mắc GPMB dự án Cụm công nghiệp làng nghề Minh Phương
Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng luôn là công việc rất khó khăn, vì thế khi xây dựng dự án xây dựng Cụm công nghiệp làng nghề Minh Phương, huyện Yên Lạc (Vĩnh Phúc) đã triển khai gấp rút, thu hồi đất và đền bù, giải phóng mặt bằng.
Để thực hiện Dự án Cụm công nghiệp (CCN) làng nghề Minh Phương, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Quyết định số 1081/QĐ - UBND 07/4/2017, về việc thành lập và giao chủ đầu tư xây dựng - kinh doanh hạ tầng CCN làng nghề Minh Phương.
CCN làng nghề Minh Phương được đầu tư xây dựng tại khu vực Đồng Nắng, thị trấn Yên Lạc và xã Nguyệt Đức, huyện Yên Lạc với tổng diện tích gần 34 ha; ngành nghề thu hút đầu tư vào CCN Minh Phương là ưu tiên, khuyến khích đầu tư thuộc các lĩnh vực, ngành nghề cơ sở sản xuất, ít gây ô nhiễm môi trường: Sản xuất VLXD; sản xuất chế biến gỗ, mộc dân dụng; sản xuất từ chất phế liệu; điện tử, cơ khí chế tạo và các ngành công nghiệp hỗ trợ.
Dự án CCN làng nghề Minh Phương (Yên Lạc) do Công ty Cổ phần KEHIN làm chủ đầu tư.
Mục đích xây dựng Cụm công nghiệp làng nghề Minh Phương tại thị trấn Yên Lạc và xã Nguyệt Đức nhằm đẩy mạnh lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giải quyết việc làm, phân công lại lao động, từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; duy trì, phát huy làng nghề truyền thống tại thị trấn Yên Lạc, tập trung đưa các cơ sở sản xuất ở các khu dân cư vào cụm công nghiệp sản xuất tập trung, tách rời khu dân cư; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, ưu tiên phát triển nghề mộc, mở rộng thương hiệu quảng bá giới thiệu sản phẩm.
Khi dự án hoàn thành và đi vào hoạt động sẽ góp phần nâng cao đời sống nhân dân, chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng văn minh hiện đại, góp phần phát triển kinh tế của huyện và của tỉnh Vĩnh Phúc.
Việc triển khai thu hồi đất giải phóng mặt bằng được thực hiện đúng theo quy trình, quy định của Nhà nước và được sự ủng hộ, đồng thuận của phần lớn người dân.
Tuy nhiên việc bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn thị trấn Yên Lạc còn gặp khó khăn, ảnh hưởng đến tiến độ dự án, bởi nhiều hộ có đất thu hồi thực hiện dự án không đồng ý với giá bồi thường, hỗ trợ của Nhà nước, mà đòi bồi thường theo giá thỏa thuận. Một số trường hợp đã chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp sau khi có chủ trương thông báo thu hồi đất gây khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng.
Mặc dù UBND huyện Yên Lạc đã chỉ đạo Ban bồi thường giải phóng mặt bằng và phát triển quỹ đất huyện phối hợp với các Ban của Đảng, Mặt trật Tổ quốc, Đoàn thể huyện và chính quyền địa phương thị trấn Yên Lạc thực hiện tuyên truyền vận động các hộ gia đình không phối hợp kiểm kê, kiểm đếm theo quy định nhưng đến nay vẫn còn 77/125 hộ chưa ký biên bản kiểm kê diện tích 4,468ha.
Đối với các hộ không chấp hành theo quy định của pháp luật, UBND huyện Yên Lạc đã ban hành 44 quyết định kiểm đếm bắt buộc 44 hộ, diện tích 25.267,7m2 và 29 quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc (3 đợt) đối với 29 hộ, diện tích 16.122,3m2.
Trong đó đã tổ chức cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm (đợt 1) đối với 16 hộ, diện tích 10,219,7m2 vào ngày 4/6/2021; Đợt 2 đối với 12 hộ với diện tích 5.638,6m2 vào ngày 22/6/201, gồm các hộ như sau: Đại Văn Hiền (Loan) diện tích 432m2; Đại Văn Tâm (Vân) tổng diện tích 525,8m2; Dương Thị Thủy (Long) diện tích 264m2; Lê Thị Nguyêt (Bút) diện tích 528m2; Nguyễn Thị Phượng diện tích 264m2; Phạm Đình Tá diện tích 264m2; Phạm Văn Chấn (Mai) diện tích 864m2; Nguyễn Thị Duyên (Thuận) tổng diện tích 499,6m2; Đại Xuân Lạc (Thục) tổng diện tích 737,8m2; Đại Thị Chải (Luận) tổng diện tích 522m2; Phạm Thị Thu (Oanh Mừng) diện tích 203m2; Phan Văn Thành (Tuyết) diện tích 534,4m2.
Cần phải nhấn mạnh rằng, đối với các trường hợp cố tình chây ì không chấp hành chủ trương thu hồi đất của Nhà nước. UBND huyện Yên Lạc sẽ hoàn thiện hồ sơ, thủ tục thực hiện cưỡng chế quyết định kiểm đếm bắt buộc đối với các hộ trên theo quy định của pháp luật.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin.