Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ hai, 07/12/2020 08:03 (GMT+7)

Việt Nam tăng tốc thử nghiệm vắc xin Covid-19 trên người

Theo dõi GĐ&PL trên

Với việc chính thức tiêm thử nghiệm trên người, vắc xin Covid-19 do Việt Nam sản xuất được kỳ vọng ra thương phẩm vào giữa năm 2021.

Ngày 06/12, lãnh đạo Học viện Quân y (Bộ Quốc phòng) cho biết từ đầu tuần này, đơn vị sẽ thống nhất lần cuối tiêu chuẩn tuyển người tình nguyện tham gia nghiên cứu lâm sàng, tiêm thử nghiệm vắc xin Covid-19. Ngay sau đó, sẽ có thông báo chính thức về việc tuyển chọn.

tm-img-alt
Nghiên cứu, sản xuất vắc xin Covid-19 tại Vabiotech (Bộ Y tế). Ảnh: thanhnien.

Lãnh đạo Học viện Quân y khẳng định, đơn vị thử nghiệm lâm sàng (TNLS) của học viện đã được trang bị đầy đủ về thiết bị xét nghiệm, có khu vực giường lưu cho người tình nguyện để theo dõi sức khỏe sau tiêm vắc xin; có tăng cường các y bác sĩ chuyên về cấp cứu cũng như các thiết bị để xử trí ngay nếu có phản ứng không mong muốn sau tiêm.

Thiết bị y tế cho cấp cứu và nhân lực giỏi của Bệnh viện Quân y 103 (thuộc Học viện Quân y) sẽ tham gia trong những ngày tiêm vắc xin đầu tiên. Theo các chuyên gia, người được tiêm thử nghiệm phải khỏe mạnh, không có bệnh nền, được tìm hiểu kỹ về tiền sử sức khỏe; trong đó đặc biệt chú trọng tình trạng dị ứng với thuốc, thực phẩm… vì yếu tố này liên quan nhiều đến phản ứng sau tiêm vắc xin. “Cũng như bất kỳ một thuốc nào khác, vắc xin có thể gây phản ứng không mong muốn. Đặc biệt, vắc xin Covid-19 này chưa từng tiêm trên người nên chưa có dữ liệu tại Việt Nam. Theo thông tin quốc tế, bản chất của vắc xin Covid-19 là lành. Tại Việt Nam, vắc xin đã được đánh giá trên động vật về an toàn nhưng vẫn phải chuẩn bị kỹ cho thử nghiệm, đặc biệt với những mũi tiêm đầu, người được tiêm đầu”, một chuyên gia của Bộ Y tế lưu ý.

TS. Nguyễn Ngô Quang, Phó cục trưởng Cục Khoa học công nghệ – Đào tạo (Bộ Y tế), cho biết trước khi được Bộ Y tế phê duyệt triển khai TNLS, đơn vị nghiên cứu phát triển vắc xin phải đáp ứng những điều kiện ngặt nghèo trong giai đoạn nghiên cứu tiền lâm sàng (trong phòng xét nghiệm và nghiên cứu trên động vật). Các nghiên cứu phải có kết quả đánh giá về độc tính, tính an toàn, tính sinh miễn dịch và đặc biệt là kết quả đánh giá về hiệu lực bảo vệ. Với vắc xin nói chung cũng như vắc xin Covid-19, có thể có miễn dịch sau tiêm, nhưng việc sử dụng tiêm trong cộng đồng cần được căn cứ vào hiệu lực bảo vệ trong thời gian bao lâu, tỷ lệ có miễn dịch sau tiêm…

Theo Bộ Y tế, vắc xin Covid-19 được thử nghiệm trên người lần này do Công ty Nanogen (TP. HCM) nghiên cứu phát triển. Đề xuất ban đầu của nhà sản xuất là tiêm cho 60 người tình nguyện, tuy nhiên trước mắt sẽ tiêm cho 20 người.

Lãnh đạo Học viện Quân y cho hay trong nhiều tháng qua, vắc xin Covid-19 đã được Công ty Nanogen nghiên cứu tiền lâm sàng (trên chuột, khỉ) cho kết quả an toàn và có đáp ứng miễn dịch. “Chúng tôi đã họp với lãnh đạo Cục Khoa học công nghệ – Đào tạo (Bộ Y tế), lãnh đạo Công ty Nanogen, các chuyên gia thẩm định về công tác triển khai thử nghiệm, trên nguyên tắc đảm bảo an toàn tối đa cho người tiêm tình nguyện”.

“Để đẩy nhanh tiến độ TNLS, sau tiêm mũi 1, giai đoạn 2 của tiêm thử nghiệm sẽ được triển khai rất sớm. Có thể chỉ chờ kết quả an toàn, là sẽ triển khai ngay tiêm thử nghiệm giai đoạn 2, với quy mô mở rộng thêm số người tiêm”, một cán bộ trong nhóm nghiên cứu TNLS của Học viện Quân y cho biết.

Về phía Bộ Y tế, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long khẳng định: “Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sản xuất vắc xin, bao gồm việc cắt giảm tối đa các thủ tục hành chính và sẽ giải quyết nhanh việc đăng ký, cấp phép sản phẩm, nhưng vẫn đảm bảo an toàn. Bộ Y tế sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ về chủ trương đầu tư cho các đơn vị sản xuất vắc xin, đồng thời phối hợp các đơn vị liên quan để hỗ trợ các đơn vị có thể tiếp cận được nguồn vốn cho việc nghiên cứu, sản xuất vắc xin Covid-19”.

Bao giờ có vắc xin thương phẩm “Made in Vietnam”?

Theo Cục Khoa học công nghệ – Đào tạo (Bộ Y tế), trong 4 đơn vị nghiên cứu, phát triển vắc xin Covid-19 của Việt Nam, đã có 3 đơn vị sản xuất là Ivac, Vabiotech, Nanogen hoàn thiện quy trình sản xuất quy mô phòng thí nghiệm và đang đánh giá tính an toàn, tính miễn dịch của vắc xin trên động vật. Trong đó, Công ty Nanogen đã cơ bản hoàn thành nghiên cứu tiền lâm sàng (đánh giá an toàn, hiệu quả trên động vật), hoàn tất hồ sơ triển khai TNLS giai đoạn 1, trong tháng 12. Trong giai đoạn 2, vắc xin phòng chống Covid-19 của Việt Nam dự kiến sẽ tiêm trên 600 người tình nguyện.

TS. Dương Hữu Thái, Viện trưởng Viện Vắc xin và sinh phẩm y tế (Ivac; thuộc Bộ Y tế; trụ sở tại TP.Nha Trang, Khánh Hòa), cho biết nếu suôn sẻ, cuối năm 2021, vắc xin Covid-19 của Ivac sẽ hoàn tất các khâu nghiên cứu, sản xuất, mỗi năm đơn vị có thể cung cấp 6 triệu liều vắc xin Covid-19 và có thể mở rộng công suất sản xuất lên 30 triệu liều. Trong khi đó, ông Hồ Nhân, nhà sáng lập, Tổng giám đốc Công ty Nanogen, cho biết sẽ mất khoảng 6 tháng để TNLS, dự kiến đến tháng 5/2021 có thể đưa vào tiêm chủng. “Nhưng cũng không loại trừ nếu dịch bùng phát thì Thủ tướng có thể cho kích hoạch tiêm sớm hơn. Trước mắt, công suất nhà máy có thể làm 30 triệu liều vắc xin Covid-19 tiêm mỗi năm và giá thành ước khoảng 200.000 đồng/2 liều tiêm cách nhau nửa tháng”, ông Nhân nói.

Cùng chuyên mục

Điều kiện thanh toán thuốc điều trị ung thư cho người tham gia BHYT từ năm 2025
Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán đối với thuốc điều trị ung thư, điều hòa miễn dịch khi đáp ứng các quy định tại Thông tư 37/2024/TT-BYT đồng thời đáp ứng điều kiện như: Sử dụng để điều trị ung thư khi được chỉ định bởi bác sĩ có phạm vi hành nghề ung bướu hoặc y học hạt nhân hoặc huyết học truyền máu hoặc trường hợp thuộc phạm vi chuyên môn của người hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh...
Bộ Y tế khuyến cáo phòng bệnh dại
Để chủ động phòng chống bệnh dại, Bộ Y tế khuyến cáo người dân nuôi chó, mèo cần tiêm vaccine phòng dại đầy đủ và tiêm nhắc lại hàng năm; nuôi chó phải xích, nhốt, khi ra đường phải mang rọ mõm.

Tin mới

Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.
Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị
Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.
Điều kiện thanh toán thuốc điều trị ung thư cho người tham gia BHYT từ năm 2025
Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán đối với thuốc điều trị ung thư, điều hòa miễn dịch khi đáp ứng các quy định tại Thông tư 37/2024/TT-BYT đồng thời đáp ứng điều kiện như: Sử dụng để điều trị ung thư khi được chỉ định bởi bác sĩ có phạm vi hành nghề ung bướu hoặc y học hạt nhân hoặc huyết học truyền máu hoặc trường hợp thuộc phạm vi chuyên môn của người hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh...
Số ca mắc sởi tăng cao, bệnh viện quá tải
Khoảng 1 tuần qua, số bệnh nhi mắc sởi phải nhập viện điều trị tại Đồng Nai tăng cao. Trung bình mỗi ngày, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai tiếp nhận gần 70 ca mắc mới, dẫn đến quá tải tại các khoa điều trị về hô hấp. Đáng lưu ý, hầu hết bệnh nhi mắc sởi đều chưa tiêm vaccine sởi hoặc chưa tiêm đủ 2 mũi theo khuyến cáo.