Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ hai, 24/02/2025 13:50 (GMT+7)

Việt Nam sắp có vắc xin tay chân miệng

Theo dõi GĐ&PL trên

Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với Substipharm Biologics (Thụy Sĩ), mục tiêu sớm đưa về Việt Nam nhiều loại vắc xin mới, đặc biệt là vắc xin phòng ngừa bệnh tay chân miệng do Enterovirus 71 (EV71) gây ra.

Substipharm Biologics là công ty vắc xin và sinh học thuộc Tập đoàn Substipharm của Pháp với 30 năm hoạt động trên toàn cầu, chuyên cung cấp và phân phối thuốc tại hơn 80 quốc gia, với hơn 90 sản phẩm dược, vắc xin chất lượng cao. Đây cũng là đơn vị sở hữu vắc xin Imojev phòng viêm não Nhật Bản, mua lại từ Sanofi (Pháp). Vắc xin này đã được VNVC cùng Sanofi đưa về Việt Nam từ năm 2019, hiện đang được phân phối rộng rãi, giúp bảo vệ sức khỏe cho hàng triệu trẻ em và người lớn tại Việt Nam.

Substipharm Biologics đang tiếp tục nỗ lực để ưu tiên đưa vắc xin phòng bệnh tay chân miệng đến Việt Nam, một trong những quốc gia là vùng dịch tễ nghiêm trọng của bệnh này.

Việt Nam sắp có vắc xin tay chân miệng ảnh 1
Ông Ngô Chí Dũng, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC và ông Hervé Profit, Giám đốc Cấp cao, Công ty Substipharm Biologics (Thụy Sĩ) ký biên bản ghi nhớ hợp tác, hướng đến nỗ lực sớm đưa vắc xin phòng bệnh tay chân miệng về Việt Nam. Ảnh: VNVC.

Sớm đưa vắc xin về Việt Nam để bảo vệ trẻ em

Tại buổi ký kết, hai bên thống nhất mục tiêu cùng nỗ lực hành động vì sức khỏe cộng đồng, sớm đưa về Việt Nam thêm nhiều vắc xin mới, đặc biệt là vắc xin phòng ngừa bệnh tay chân miệng do Enterovirus 71 (EV71). Đây là chủng virus gây bệnh tay chân miệng nặng nhất với hàng chục nghìn ca mắc, biến chứng và tử vong ở trẻ em Việt Nam trong nhiều năm qua.

Vắc xin phòng bệnh chân tay miệng được sản xuất với công nghệ hiện đại, được khuyến nghị tiêm cho trẻ từ 2 tháng đến dưới 6 tuổi. Kết quả nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí y khoa The Lancet,cho thấy vắc xin an toàn và có hiệu quả bảo vệ cao đến 96,8%, duy trì miễn dịch lâu dài giúp chống lại bệnh tay chân miệng do phân nhóm EV71 lưu hành gần đây ở bất kỳ độ nặng nào.

Phát biểu tại lễ ký kết, ông Hervé Profit, Giám đốc Cấp cao, Công ty Substipharm Biologics, cho biết quan hệ hợp tác với VNVC là bước tiến quan trọng để Substipharm Biologics mở rộng thêm cơ hội mang về cho Việt Nam thêm nhiều vắc xin chất lượng cao, giúp người dân bảo vệ sức khỏe hiệu quả, an toàn.

“Chúng tôi hy vọng sẽ sớm đưa vắc xin phòng bệnh tay chân miệng về Việt Nam để góp phần bảo vệ cho trẻ em, giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm do bệnh. Đây là cách giúp chống lại bệnh tay chân miệng vốn gây ra nhiều gánh nặng cho sức khỏe của trẻ em và gánh nặng của gia đình, xã hội trong những năm qua”, ông Hervé Profit chia sẻ.

Ông Ngô Chí Dũng, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC đánh giá sự kiện ký kết là nỗ lực của các bên về việc cùng nhau sớm đưa về Việt Nam loại vắc xin mới, phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm, nguy cơ gây tử vong rất cao cho trẻ.

“Tay chân miệng là bệnh hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, gây áp lực lớn cho hệ thống y tế. Do đó, 2 bên cùng hy vọng có được nguồn cung ứng đầy đủ để có thể đảm bảo nhanh chóng triển khai tiêm chủng rộng khắp cho trẻ em, kịp thời phòng bệnh”, ông Ngô Chí Dũng cho biết.

Việt Nam sắp có vắc xin tay chân miệng ảnh 2
Trẻ nhỏ tiêm vắc xin tại VNVC. Ảnh: VNVC.

Bệnh tay chân miệng nguy hiểm, dễ lây lan

Tay chân miệng do hai nhóm tác nhân gây bệnh thường gặp là Coxsackie virus A16 (CA16) và Enterovirus 71 (EV71) gây ra. Các trường hợp nhiễm CA16 thường biểu hiện bệnh nhẹ, có thể chăm sóc và điều trị tại nhà.

Trong khi đó, EV71 gây bệnh nặng hơn với nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, viêm phổi, phù phổi, suy hô hấp, suy tuần hoàn, có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Nguy cơ mắc bệnh nặng do EV71 tăng 16 lần so với nhiễm các chủng virus tay chân miệng khác.

Gần đây, các đợt dịch tay chân miệng lớn tại Việt Nam đều có liên quan đến EV71. Đợt bùng phát diễn ra gần đây nhất ở Việt Nam vào năm 2023 với hơn 180.000 trẻ mắc bệnh, nhiều ca gặp biến chứng, phải thở máy, lọc máu và 31 ca tử vong.

Theo bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC, tay chân miệng là bệnh dễ lây lan khi tiếp xúc với dịch tiết mũi, hầu, họng, nước bọt và các nốt phỏng của người bệnh. Ngoài ra, người lành có thể lây bệnh qua tiếp xúc gián tiếp với chất tiết và bài tiết của bệnh nhân trên dụng cụ sinh hoạt, đồ chơi, bàn ghế, nền nhà…

Bệnh có biểu hiện ban đầu gồm sốt, kém ăn, khó chịu và đau họng. Sau 1-2 ngày bị sốt, trẻ xuất hiện các nốt loét ở lưỡi, lợi và bên trong má gây đau rát. Phát ban màu đỏ phẳng hoặc gồ lên, kèm theo bọng nước tập trung nhiều ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân, có thể xuất hiện ở mông và cơ quan sinh dục. Trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện dễ mắc bệnh hơn trẻ lớn và người lớn. Nhà trẻ và trường mầm non là những nơi có nguy cơ lây nhiễm cao và phát triển ổ dịch.

Theo một nghiên cứu, tổng chi phí do bệnh tay chân miệng gây ra tại Việt Nam lên đến 90,7 triệu USD mỗi năm. Ước tính chi phí chung cho một ca điều trị tay chân miệng ở Việt Nam năm 2016-2017 là 400 USD, còn ca nặng mất khoảng 1.400 USD.

Cùng chuyên mục

Mưa trái mùa, nhiều dịch bệnh "tấn công" trẻ
Những ngày gần đây, tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh thành lân cận xuất xuất hiện những cơn mưa trái mùa, thời tiết se lạnh về đêm và sáng. Theo các chuyên gia y tế, thay đổi thời tiết đột ngột có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, dẫn đến dễ mắc các bệnh truyền nhiễm.
"Yoga cho não" giúp cai nghiện rượu
Tại bệnh viện đại học Brugmann ở thủ đô Brussels của Bỉ, một phương pháp điều trị đầy hứa hẹn đang được nghiên cứu và áp dụng cho những bệnh nhân nghiện rượu nặng: Neurofeedback.

Tin mới

Cảnh báo lừa đảo qua mạng liên quan đến lĩnh vực đào tạo nhân lực hàng không
Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) khuyến cáo phụ huynh, học sinh cảnh giác trước những lời hứa hẹn hỗ trợ học bổng, hỗ trợ du học nước ngoài nhưng yêu cầu phải đóng phí. Tuyệt đối không tin vào các thông báo trúng tuyển chương trình đào tạo, việc làm mà không có thông báo chính thức trên website của nhà trường.
Những điểm mới của Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2024
Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2024 gồm 04 chương, 18 điều, có hiệu lực từ ngày 01/7/2025. Ngoài những nội dung kế thừa quy định Luật hiện hành, Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2024 đã có những nội dung mới được sửa đổi, bổ sung liên quan tới người nộp thuế, đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng, giá tính thuế, thuế suất, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào,…
Việt Nam sắp có vắc xin tay chân miệng
Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với Substipharm Biologics (Thụy Sĩ), mục tiêu sớm đưa về Việt Nam nhiều loại vắc xin mới, đặc biệt là vắc xin phòng ngừa bệnh tay chân miệng do Enterovirus 71 (EV71) gây ra.
Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 Hà Nội: Môn Toán và Ngữ văn dự kiến không nhân hệ số 2
Thực hiện Thông tư số 30/2024/TT-BGDĐT do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành về quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông, dự kiến, tại kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025 - 2026, Hà Nội sẽ không nhân hệ số 2 với các môn thi Toán, Ngữ văn như các kỳ thi tuyển sinh trước đây.
Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục miễn thuế thu nhập cá nhân đối với lãi tiền gửi tiết kiệm
Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục miễn thuế thu nhập cá nhân đối với lãi tiền gửi tiết kiệm, nhằm khuyến khích cá nhân không có nhu cầu đầu tư trực tiếp vào sản xuất, kinh doanh gửi tiền tiết kiệm qua ngân hàng - là kênh huy động vốn quan trọng cho nền kinh tế, đây cũng là chính sách phúc lợi đối với các đối tượng không có khả năng lao động (người về hưu, người tàn tật...) có nguồn tiền nhàn rỗi gửi vào ngân hàng để nhận lãi.