Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ năm, 14/11/2024 07:20 (GMT+7)

Việt Nam phấn đấu loại trừ viêm gan vào năm 2030: Cần sự hợp tác đa ngành

Theo dõi GĐ&PL trên

Ngày 13/11 tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội thảo quốc tế “Chia sẻ kết quả ban đầu triển khai mô hình chăm sóc và điều trị viêm gan B, C tại tuyến y tế cơ sở”.

Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu tại Hội thảo.
Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu tại Hội thảo.

Viêm gan virus là bệnh truyền nhiễm phổ biến, gây hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe do các biến chứng. Trong đó virus viêm gan B và C lây truyền qua đường máu, qua quan hệ tình dục không an toàn và lây truyền từ mẹ sang con. Virus viêm gan B (HBV) và virus viêm gan C (HCV) thường gây bệnh mạn tính và có các biến chứng xơ gan, ung thư gan gây tử vong cao.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), có khoảng 254 triệu người đang sống chung với viêm gan B, đối với viêm gan C là 50 triệu người trên toàn thế giới; mỗi ngày có 6000 người nhiễm mới và 3500 người tử vong - con số đáng báo động này vẫn đang tiếp tục gia tăng.

Bác sĩ Chuyên khoa II Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho biết, Việt Nam là một trong 10 quốc gia có số người nhiễm viêm gan B và C cao nhất trên thế giới; với khoảng 6,5 triệu người nhiễm viêm gan B, 900.000 người nhiễm viêm gan C. Đây là nguyên nhân dẫn đến khoảng 80.000 trường hợp xơ gan và ung thư biểu mô tế bào gan, với khoảng 40.000 trường hợp tử vong hàng năm. Bệnh viêm gan virus B có thể phòng ngừa được nếu sử dụng vaccine sớm và đúng quy định. Với viêm gan virus C, hiện nay chưa có vaccine phòng bệnh nhưng với các phác đồ điều trị hiện có, có thể được chữa khỏi hoàn toàn.

Thời gian qua, Bộ Y tế đã phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và tổ chức quốc tế xây dựng, triển khai nhiều chính sách nhằm nâng cao hiệu quả phòng, chống viêm gan virus tại Việt Nam, giảm lây nhiễm, tỷ lệ mắc và tử vong, hướng tới loại trừ bệnh này như một mối đe dọa sức khỏe cộng đồng. Bộ cũng thử nghiệm các mô hình phòng, chống tại một số địa phương thông qua hợp tác đa ngành.

Việt Nam phấn đấu loại trừ viêm gan vào năm 2030: Cần sự hợp tác đa ngành ảnh 1
Ông Marc Evans Knapper, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam phát biểu tại hội thảo.

Nhờ những nỗ lực này, công tác phòng, chống viêm gan B, C đạt nhiều kết quả tích cực trong dự phòng lây nhiễm, chẩn đoán, điều trị, truyền thông nâng cao nhận thức, thiết lập hệ thống giám sát quốc gia, tăng cường nghiên cứu và xây dựng chính sách. Thành công này có sự hỗ trợ hiệu quả từ các tổ chức quốc tế, phi chính phủ, sự tham gia của khu vực tư nhân, đặc biệt trong việc triển khai mô hình phòng, chống gắn với y tế cơ sở, được các địa phương đánh giá cao.

Mặc dù vậy, theo Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn, công tác phòng, chống viêm gan B, C vẫn đối mặt nhiều thách thức, hạn chế như: phối hợp chưa đồng bộ; thiếu nguồn lực (nhân lực, kinh phí); hạn chế về dữ liệu, tỷ lệ tiêm vaccine, năng lực xét nghiệm, kết nối và tiếp cận điều trị; công tác truyền thông chưa hiệu quả. Việt Nam đã cam kết với các mục tiêu y tế toàn cầu như bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân và loại trừ viêm gan vào năm 2030. Để đạt được các mục tiêu này đòi hỏi phải có sự hợp tác đa ngành.

Thời gian tới, Thứ trưởng đề nghị các đơn vị tiếp tục phối hợp với Bộ Y tế và kêu gọi sự hỗ trợ quốc tế để nhân rộng mô hình thêm một số tỉnh.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận, phân tích, đánh giá kết quả đạt được trong công tác phòng, chống viêm gan virus B, C thời gian qua; các tồn tại, hạn chế và bài học kinh nghiệm, nguyên nhân để có những giải pháp thiết thực, cụ thể cho giai đoạn 2025-2030. Đồng thời, các đại biểu cũng đánh giá những kết quả đạt được của mô hình phòng, chống viêm gan virus tại tuyến cơ sở và vai trò tham gia của các bên liên quan; qua đó xem xét nhân rộng mô hình tại các địa phương khác trên cả nước./.

Cùng chuyên mục

Cơ sở vật chất hiện đại tại Myrehab Matsuoka - Nâng tầm phục hồi chức năng dây chằng chéo trước
Yếu tố cơ sở vật chất hiện đại đóng vai trò quan trọng trong việc tăng hiệu quả phục hồi chức năng (PHCN) dây chằng chéo trước, giảm nguy cơ tái chấn thương. Trung tâm Trị liệu & PHCN hợp tác Việt Nam - Nhật Bản MYREHAB MATSUOKA tự hào là đơn vị đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, trang bị công nghệ hàng đầu, mang đến cho người bệnh trải nghiệm PHCN hiệu quả và an toàn.
Cậu bé có nghị lực phi thường sau tai nạn bỏng nặng
Khuôn mặt khôi ngô, ánh mắt ngời sáng, đầy nghị lực: “Con sẽ cố gắng học thật giỏi để trở thành bác sĩ cứu chữa, giúp đỡ nhiều người”. Đó là chia sẻ của cậu bé 11 tuổi vốn thiếu thốn tình cảm lại không may mắn bị bỏng điện nặng, sẹo dính co kéo lệch người, sau khi được phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ tại Bệnh viện Bạch Mai.
Gia tăng bệnh sởi ở người lớn
Chiều 10/12, thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai cho biết, thời gian gần đây, số ca mắc sởi có xu hướng tăng tại nhiều tỉnh, thành phố, đặc biệt ở những nơi đông dân cư. Thời tiết ở miền Bắc chuyển mùa cũng là nguyên nhân khiến các ca mắc sởi gia tăng. Trung tâm Bệnh nhiệt đới - Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận nhiều ca mắc sởi là người lớn với những biến chứng nguy hiểm.
Hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế về thanh toán tiền khám bệnh BHYT
Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế về điều kiện thanh toán BHYT, người bệnh trong cùng một lần đến khám tại cùng một cơ sở khám, chữa bệnh (có thể trong cùng một ngày sau khi khám một chuyên khoa cần phải khám thêm các chuyên khoa) thì từ lần khám thứ 2 chỉ tính 30% mức giá của 1 lần khám bệnh...
Cập nhật nghiên cứu mới, phương pháp điều trị tiên tiến nhất trong lĩnh vực ung thư
“Số ca bệnh ung thư mắc mới không ngừng gia tăng, gây áp lực không nhỏ cho công tác tiếp nhận, điều trị của Bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh. Việc chuyển giao kỹ thuật, nâng cao năng lực của các bệnh viện tuyến tỉnh đóng vai trò quan trọng trong việc tạo thuận lợi cho người bệnh, nâng cao chất lượng điều trị cũng như giảm tải cho tuyến trên”.
Dịch sởi ở khu vực phía Nam tiếp tục tăng mạnh
Rà soát trẻ cư trú trên địa bàn và khẩn trương tiêm vaccine, tăng độ bao phủ của vaccine trong cộng đồng là chìa khóa kiểm soát dịch sởi đang ngày càng lan rộng hiện nay. Đây là giải pháp được đưa ra tại Hội nghị trực tuyến về công tác phòng chống dịch khu vực phía Nam do Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chiều 4/12.

Tin mới

Khám phá thế giới túi xách nữ hàng hiệu: Đâu là lựa chọn hoàn hảo cho bạn?
Túi xách, món phụ kiện không thể thiếu trong tủ đồ của phái đẹp. Với sự đa dạng về kiểu dáng, màu sắc và chất liệu, túi xách đã trở thành một phần không thể thiếu trong việc thể hiện cá tính. Việc lựa chọn một chiếc túi phù hợp không chỉ giúp bạn tự tin hơn mà còn giúp bạn khẳng định gu thẩm mỹ của mình.
Cơ sở vật chất hiện đại tại Myrehab Matsuoka - Nâng tầm phục hồi chức năng dây chằng chéo trước
Yếu tố cơ sở vật chất hiện đại đóng vai trò quan trọng trong việc tăng hiệu quả phục hồi chức năng (PHCN) dây chằng chéo trước, giảm nguy cơ tái chấn thương. Trung tâm Trị liệu & PHCN hợp tác Việt Nam - Nhật Bản MYREHAB MATSUOKA tự hào là đơn vị đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, trang bị công nghệ hàng đầu, mang đến cho người bệnh trải nghiệm PHCN hiệu quả và an toàn.
Nhìn lại “đảo ngọc” sau một thập kỷ, điều gì góp phần tạo nên kỳ tích?
Nhằm thực hiện quy hoạch phát triển theo phê duyệt của Chính phủ, ngoài sự quyết liệt của hệ thống chính quyền thành phố, Phú Quốc còn có một lợi thế đặc biệt để sớm trở thành đô thị biển đảo, trung tâm dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng chất lượng cao, đó là thu hút được những nhà đầu tư có tiềm lực và có tầm nhìn.