Dấu hiệu nhận biết viêm gan C
Viêm gan C là một bệnh lây truyền qua đường máu. Viêm gan C nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như xơ gan, ung thư gan…
Con đường lây truyền viêm gan C
Bệnh viêm gan C lây truyền theo 3 con đường: Đường máu, đường tình dục và mẹ truyền cho con qua nhau thai khi sinh.
Viêm gan C lây truyền qua đường máu
Bệnh viêm gan C rất dễ lây qua đường truyền máu. Người nhận máu hoặc các chế phẩm từ máu của người nhiễm virus viêm gan C đều có thể bị lây nhiễm virus. Những người dùng chung kim tiêm, dùng chung các vật dụng cá nhân có thể gây trầy xước, chảy máu như dao cạo râu, kềm cắt móng tay, bàn chải đánh răng, cây lấy ráy tai, cây gãi lưng, dụng cụ cạo gió, lược chải đầu... hay xăm hình, bấm lỗ tai, châm cứu mà các vật dụng hành nghề chưa được xử lí vô trùng.
Người lành có thể bị nhiễm virus siêu vi C nếu quan hệ tình dục không an toàn với người đã nhiễm bệnh. Bất kì một hành vi tình dục nào có thể gây tổn thương, trầy xước đều có nguy cơ truyền nhiễm bệnh cao.
Viêm gan C lây truyền từ mẹ sang con
Viêm gan C có thể lây truyền từ mẹ sang con nhưng với tỷ lệ thấp, khoảng trên dưới 5%. Trẻ cũng có nguy cơ bị lây virus viêm gan C nếu mẹ đã mắc bệnh khi mang thai. Đường lây truyền virus viêm gan C từ mẹ sang con là qua nhau thai vào thời điểm sinh. Trong quá trình sinh nở, nhau thai bong tróc, virus viêm gan C sẽ theo máu truyền từ mẹ sang con nên dù sinh thường hay sinh mổ thì mẹ bị bệnh viêm gan C vẫn có thể truyền sang cho con.
Dấu hiệu nhận biết viêm gan C
Viêm gan C được chia làm 2 loại cấp tính và mạn tính.
Nhiễm viêm gan C cấp tính. Các triệu chứng xuất hiện trong vòng 6 tháng sau khi mới nhiễm virus. Khoảng 20 - 30% những người mắc bệnh viêm gan C bị bệnh cấp tính.
Sau đó, cơ thể loại bỏ virus hoặc chuyển sang giai đoạn nhiễm trùng mạn tính. Nhiễm viêm gan C mạn tính đề cập đến tình trạng nhiễm trùng kéo dài. Phần lớn những người bị nhiễm viêm gan C cấp tính (75% - 85%) sẽ chuyển sang dạng bệnh mạn tính.
Hầu hết những người mắc bệnh viêm gan C không có bất kì triệu chứng nào, đặc biệt là trong giai đoạn đầu. Những người khác phát triển các triệu chứng từ 2 tuần đến 6 tháng sau khi nhiễm bệnh. Thời gian trung bình để phát triển các triệu chứng là 6 đến 7 tuần sau khi nhiễm virus.
Các triệu chứng ban đầu, có thể bao gồm:
- Đau khớp.
- Sốt.
- Phát ban.
- Sưng tấy.
- Mệt mỏi, đau bụng.
- Chán ăn, buồn nôn, nôn.
- Nước tiểu sẫm màu, phân màu đất sét và vàng da (vàng da). Một người bị nhiễm viêm gan C nhưng không có bất kì triệu chứng nào vẫn có thể truyền virus cho người khác.
Các biến chứng và cách phòng tránh viêm gan C
Viêm gan C là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có tỉ lệ tử vong cao. Người mắc bệnh viêm gan C có nguy cơ đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm xảy ra như: Suy gan, xơ gan hay thậm chí là ung thư gan.
Xơ gan ảnh hưởng đến chức năng gan và khiến men gan trong máu tăng cao. Có đến 5% những người bị nhiễm viêm gan C mạn tính sẽ chết vì ung thư gan hoặc xơ gan.
Để giảm nguy cơ lây nhiễm cần:
- Tránh dùng chung đồ dùng cá nhân.
- Hạn chế xăm, xỏ khuyên trên cơ thể có thể khiến bạn gặp rủi ro.
- Nhân viên y tế nên đề phòng để tránh bị dính kim tiêm và vứt bỏ kim tiêm và các vật liệu khác dính máu đúng cách.
- Hạn chế uống rượu, bia, dùng các chất kích thích.
- Sống lối sống lành mạnh, khoa học: chọn một chế độ ăn uống đầy đủ các loại trái cây và rau quả.
- Tập thể dục thường xuyên và ngủ đủ giấc.
- Không dùng chung vật dụng cá nhân.