Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ hai, 31/10/2022 14:31 (GMT+7)

Vì sao không công bố cụ thể kết quả giám định ADN những người ở 'Tịnh thất Bồng Lai'?

Theo dõi GĐ&PL trên

CA tỉnh Long An cho hay, đã có kết quả giám định ADN liên quan đến các cá nhân sinh sống ở Tịnh thất Bồng Lai. Tuy nhiên, do kết quả này liên quan đến thông tin cá nhân, quyền con người, trong đó có trẻ em, nên CQĐT chỉ thông báo cho người có liên quan.

Thông tin trên VietNamNet, kết quả ADN của 28 cá nhân được cơ quan An ninh điều tra – Công an tỉnh Long An phục vụ cho việc xác minh, xử lý các đơn tố cáo của một số người nhắm đến các cá nhân ở “Tịnh thất bồng lai” về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản và loạn luân.

Kết quả ADN này do Phân viện Khoa học hình sự - Bộ Công an tại TP.HCM thực hiện giám định.

Vì sao không công bố cụ thể kết quả giám định ADN những người ở 'Tịnh thất Bồng Lai'? Ảnh 1
Bị cáo Lê Tùng Vân - người đứng đầu Tịnh thất Bồng Lai

Theo tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường, CQĐT chưa công bố cụ thể kết quả giám định ADN đối với từng người sống ở “Tịnh thất Bồng Lai” là để bảo vệ bí mật đời tư cá nhân của công dân, đặc biệt là những đứa trẻ.

Vụ án này có thể ảnh hưởng lâu dài đến đời sống tâm lý của những đứa trẻ, nếu công khai quá chi tiết thông tin đời tư cá nhân của chúng, có thể ảnh hưởng đến tương lai, hạnh phúc của các em. Vì vậy, việc giữ bí mật thông tin đời tư cá nhân, trong đó có bí mật về kết quả giám định ADN đối với những đứa trẻ này là cần thiết, phù hợp với pháp luật Việt Nam và luật pháp quốc tế.

Trao đổi về vụ việc này với tờ Dân Trí, luật sư Diệp Năng Bình - Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh thông luật cho biết, vì lý do nhân đạo, tôn trọng quyền con người và quyền trẻ em, tránh ảnh hưởng cuộc sống của một số trẻ em liên quan, cơ quan chức năng không cung cấp thông tin kết luận giám định ADN tại Tịnh thất Bồng Lai.

"Kết luận giám định ADN là một trong những căn cứ quan trọng để khởi tố vụ án, khởi tố bị can. Do đó, việc có khởi tố vụ án Loạn luân và Lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay không, cơ quan chức năng sẽ dựa vào những kết quả giám định ADN vừa nhận được, nếu đủ căn cứ sẽ khởi tố để điều tra", luật sư Bình cho biết.

Theo luật sư Bình, sau khi đã có kết quả giám định ADN, cơ quan điều tra có thể ra quyết định phục hồi giải quyết tin báo về tội phạm theo quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, nếu có căn cứ xác định ông Vân cùng những người trong Tịnh thất Bồng Lai có dấu hiệu phạm tội Loạn luân.

Nếu xác định có dấu hiệu của tội Loạn luân tại Tịnh thất Bồng Lai, cơ quan chức năng sẽ ra quyết định phục hồi giải quyết tin báo về tội phạm, khởi tố vụ án hình sự Loạn luân theo Điều 184 Bộ luật Hình sự 2015 để điều tra, xử lý người vi phạm theo quy định.

Trước đó, cơ quan chức năng nhận được tin báo tố giác nhóm người ở Tịnh thất Bồng Lai do bị cáo Lê Tùng Vân cầm đầu phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Loạn luân. Người tố giác cho rằng những đứa trẻ ở Tịnh thất Bồng Lai không phải là trẻ mồ côi như Lê Tùng Vân và những người lớn sinh sống tại đó thông tin. Tin báo tố cáo cho rằng những đứa trẻ này có mối quan hệ huyết thống với những người lớn đang sinh sống cùng tại đây.

Các bị hại tố cáo ông Lê Tùng Vân, sinh năm 1932 và những cá nhân sinh sống tại hộ bà Cao Thị Cúc có hành vi giả sư, giả trẻ mồ côi để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của các mạnh thường quân. Để có căn cứ giải quyết nguồn tin về tội phạm trên, ngày 24/9, Cơ quan An ninh điều tra đã ra quyết định trưng cầu giám định ADN và tiến hành thu mẫu của 28 người sinh sống tại hộ của bà Cúc.

Cùng chuyên mục

Xét xử phúc thẩm vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 1: VKS đề nghị y án tử hình đối với bị cáo Trương Mỹ Lan
Ngày 15/11, Tòa án nhân dân Cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh tiếp tục phiên tòa xét xử phúc thẩm giai đoạn 1 vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (Ngân hàng SCB) với phần tranh luận. Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) Cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh phát biểu quan điểm luận tội và đề nghị mức án đối với các bị cáo.
Trương Mỹ Lan xin gỡ kê biên cổ phần tại nhiều công ty để khắc phục hậu quả vụ án
Ngày 30/9, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục phiên tòa xét xử sơ thẩm giai đoạn 2 vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (Ngân hàng SCB) với phần đặt câu hỏi của Hội đồng xét xử đối với các bên có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan để làm rõ quan điểm về việc xử lý tài sản bị thu giữ, kê biên trong vụ án.

Tin mới