Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ hai, 13/11/2023 13:21 (GMT+7)

Vì sao đã có CCCD gắn chip vẫn cần tài khoản định danh điện tử?

Theo dõi GĐ&PL trên

Bộ Công an cho rằng, việc định danh điện tử ngoài đáp ứng yêu cầu quản lý giao dịch trên môi trường không gian mạng, còn hạn chế được một số loại tội phạm hoạt động.

Vì sao đã có CCCD gắn chip vẫn cần tài khoản định danh điện tử?
Ảnh minh họa.

Hiện nay, người dân ngoài CCCD gắn chip còn có thêm tài khoản định danh điện tử cùng hoạt động song song. Tuy nhiên, việc này lại gặp được thắc mắc của khá nhiều người về vấn đề vì sao đã có CCCD gắn chip mà vẫn phải tiếp tục cần có tài khoản định danh điện tử?

Về vấn đề trên, Cục Quản lý Cảnh sát về trật tự xã hội (Bộ Công an) cho biết, việc định danh và xác thực thông tin cá nhân khi thực hiện các giao dịch ngoài đời thực chủ yếu dựa vào một số giấy tờ nhân thân đã được quy định như CMND, thẻ CCCD, hộ chiếu.

Trong khi đó, việc giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, hiện nay chưa có cơ chế để định danh, xác thực thông tin người dùng bảo đảm tính chính xác, đồng nhất. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến.

Bộ Công an với vai trò là cơ quan quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nhận thấy cần có trách nhiệm trong việc xác thực, định danh công dân trên môi trường điện tử, góp phần xác định chính xác thông tin công dân, phục vụ công tác quản lý, phòng chống tội phạm, phòng chống dịch bệnh. Việc ứng dụng định danh và xác thực điện tử đối với cá nhân còn đáp ứng yêu cầu quản lý đối với giao dịch điện tử trên môi trường không gian mạng, nhằm hạn chế hoạt động lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín, gây mất an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

Công dân có thể ngồi tại nhà để thực hiện nhiều dịch vụ công (đã được tích hợp trên ứng dụng định danh điện tử), mà không cần phải trực tiếp đến trụ sở các cơ quan nhà nước. Khi sử dụng danh tính điện tử, hệ thống sẽ tự động điền thông tin của công dân vào các đăng ký mà không phải khai báo, điền thông tin bằng tay như lâu nay. Việc này sẽ giúp tiết kiệm được nhiều thời gian cũng như chi phí cho các loại biểu mẫu kê khai như trước nay đã làm.

Ngoài ra, công dân có thể thay thế căn cước công dân (CCCD) vật lý và các loại giấy tờ mà công dân đăng ký tích hợp hiển thị trên ứng dụng định danh điện tử quốc gia như: giấy phép lái xe, đăng ký xe, bảo hiểm y tế...

Theo Nghị định số 59/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định về định danh và xác thực điện tử, tài khoản định danh điện tử ở mức 2 sẽ có giá trị sử dụng như CCCD đối với người Việt Nam, hộ chiếu hoặc giấy tờ đi lại quốc tế đối với người nước ngoài. Ngoài ra, khi cá nhân hoặc tổ chức cung cấp danh tính điện tử theo tài khoản định danh điện tử mức độ 2, bên sử dụng danh tính điện tử (cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng có yêu cầu sử dụng danh tính số) không được yêu cầu cung cấp thêm giấy tờ khác để chứng minh thông tin cá nhân đã cung cấp.

Như vậy, việc sử dụng tài khoản điện tử nhằm hạn chế các hoạt động lừa đảo, giúp công dân thuận tiện hơn trong việc thực hiện các dịch vụ công, thanh toán hóa đơn, thay thế được Căn cước công dân vật lý và nhiều loại giấy tờ.

Cùng chuyên mục

Đề xuất quản lý Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bằng bằng mã QR
Ngày 02/5 vừa qua, Bộ TN&MT bắt đầu tổ chức công khai lấy ý kiến của người dân và các bộ, ban, ngành, địa phương đối với dự thảo Thông tư quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ), quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và hồ sơ địa chính. Trong đó, có đề xuất về việc in mã QR trong GCNQSDĐ. Sau khi lấy ý kiến, Bộ TN&MT sẽ ban hành Thông tư và đưa vào triển khai thực hiện từ 01/01/2025.
Chính phủ đề xuất giảm tiếp 2% VAT đến hết năm 2024
Chính phủ vừa có Tờ trình số 177/TTr-CP gửi Quốc hội về kết quả thực hiện việc giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (VAT) theo Nghị quyết số 110/2023/QH15 ngày 29/11/2023 của Quốc hội về Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.

Tin mới

Đề xuất quản lý Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bằng bằng mã QR
Ngày 02/5 vừa qua, Bộ TN&MT bắt đầu tổ chức công khai lấy ý kiến của người dân và các bộ, ban, ngành, địa phương đối với dự thảo Thông tư quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ), quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và hồ sơ địa chính. Trong đó, có đề xuất về việc in mã QR trong GCNQSDĐ. Sau khi lấy ý kiến, Bộ TN&MT sẽ ban hành Thông tư và đưa vào triển khai thực hiện từ 01/01/2025.