Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ hai, 26/04/2021 14:51 (GMT+7)

Vì sao Ấn Độ 'vỡ trận' trước COVID-19?

Theo dõi GĐ&PL trên

Ý thức tuân thủ quy định an toàn phòng dịch kém và các biến thể dễ lây lan nhanh khiến Ấn Độ rơi vào cảnh vỡ trận trước dịch COVID-19.

Ngày 24/4, Ấn Độ ghi nhận 349.691 ca mắc mới COVID-19, với 2.767 người tử vong trong 24 giờ qua. Như vậy, đây là ngày thứ 9 liên tiếp quốc gia này đối mặt với tình trạng số người chết kỷ lục. 

Chỉ trong 3 ngày trở lại đây, đất nước 1,3 tỷ dân này đã ghi nhận hơn 1 triệu ca bệnh mới, nâng tổng số bệnh nhân lên tới 16,9 triệu, trong đó có 192.311 trường hợp tử vong.

Dịch bệnh tràn lan vượt kiểm soát đã khiến hệ thống y tế Ấn Độ "vỡ trận": giường bệnh trong phòng chăm sóc đặc biệt, thuốc men, oxy và máy thở đều khan hiếm. Thi thể chất đống trong các nhà xác và lò hỏa táng buộc nhà chức trách phải hoả thiêu đồng loạt.

Các chuyên gia cho rằng những nguyên nhân lớn như ý thức tuân thủ quy định an toàn phòng dịch kém và các biến thể dễ lây lan, nhất là biến thể mang đột biến kép (B.1.617), đã khiến số ca bệnh tăng vọt ở Ấn Độ những ngày qua.

Trong khi đó, các sự kiện vận động chính trị đông người và những lễ hội thu hút các đám đông khổng lồ trên toàn Ấn Độ, như lễ hội Kumbh Mela bên bờ sông Hằng, cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng lây nhiễm nhanh chóng của dịch bệnh.

Vì sao Ấn Độ 'vỡ trận' trước COVID-19?

Trước thực trạng đó, một số quốc gia đã cấm người nhập cư từ Ấn Độ bắt đầu từ ngày 25/4, đơn cử như Đức và Hàn Quốc. Biến thể virus B.1.617 được phát hiện lần đầu tiên ở Ấn Độ cũng khiến chính quyền nhiều nước lo ngại. 

Bắt đầu từ tối 25/4, chỉ những công dân Đức có kết quả âm tính với COVID-19 mới được phép nhập cảnh từ Ấn Độ và phải cách ly ngay khi đến nơi trong 14 ngày. Theo số liệu của CNN, dù sở hữu số lượng vaccine nhiều thứ 3 thế giới (sau Mỹ và Trung Quốc), nhưng Ấn Độ lại xếp hạng thấp hơn nhiều quốc gia khác về tỷ lệ tiêm chủng bình quân đầu người.

Vì sao Ấn Độ 'vỡ trận' trước COVID-19?

Các doanh nghiệp tư nhân ở Ấn Độ đã chung tay chống đỡ tình trạng thiếu oxy y tế trầm trọng hiện nay. Ngày 24/4, Sahil Barua, người đồng sáng lập và CEO của công ty chuyển phát nhanh Delhivery, thông báo công ty sẽ làm việc với đối tác để nhập khẩu máy tạo oxy và các thiết bị cần thiết khác.

Cơ quan Thép Ấn Độ, cùng với tập đoàn thép tư nhân Jindal Steel and Power và tập đoàn công nghiệp lớn nhất cả nước Tata Group, cũng hỗ trợ cung cấp hàng trăm tấn oxy y tế lỏng cho các bang bằng đường thuỷ và hàng không.

Cùng chuyên mục

Bão Toraji gần Biển Đông, giật cấp 12
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 16 giờ, ngày 10/11, vị trí tâm bão Toraji ở vào khoảng 15,1 độ vĩ bắc; 126,9 độ kinh đông, trên vùng biển phía Đông Bắc đảo Luzon (Philippines).

Tin mới

Hà Nội sắp rét hơn 10 độ C
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh mạnh sắp về miền Bắc, nhiệt độ ở Thủ đô Hà Nội có thể sẽ giảm hơn 10 độ C vào ngày cao điểm (dự kiến ngày 28/11).
Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.