Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ hai, 26/04/2021 14:36 (GMT+7)

Người Ấn Độ buộc mua bình oxy giá 'cắt cổ' hơn 15 triệu để điều trị tại nhà giữa thảm kịch Covid-19

Theo dõi GĐ&PL trên

Người ta phải trả số tiền lên tới 50.000 rupee (15,5 triệu VND) để mua một bình oxy từ chợ đen khi bình thường nó chỉ có giá 6.000 rupee (hơn 1,8 triệu VND) vì COVID-19.

Hầu hết các bệnh viện ở Delhi và nhiều thành phố khác của Ấn Độ đã hoàn toàn hết giường, buộc người dân phải tìm mọi cách để điều trị tại nhà cho bệnh nhân. Nhưng ngay cả điều đó cũng là một nhiệm vụ khó khăn khi giá bình oxy, thiết bị tập trung và các loại thuốc thiết yếu đã tăng chóng mặt trên thị trường chợ đen.

Người Ấn Độ buộc mua bình oxy giá 'cắt cổ' để tự điều trị tại nhà giữa thảm kịch Covid-19 Ảnh 1
Ấn Độ đang thiếu trầm trọng bình oxy cho bệnh nhân vì COVID-19. Ảnh: Getty.

Anshu Priya đã dành cả ngày Chủ nhật để tìm bình oxy vì tình trạng của bố chồng cô tiếp tục xấu đi. Cô không thể tìm thấy bất kỳ giường bệnh nào ở Delhi hoặc ở ngoại ô Noida. Việc tìm kiếm một bình oxy trong các cửa hàng cũng vô ích, buộc cô phải tìm mua ở thị trường chợ đen.

Cô đã trả số tiền lên tới 50.000 rupee (15,5 triệu VND) để mua một bình oxy từ chợ đen. Thông tường, nó chỉ có giá 6.000 rupee (hơn 1,8 triệu VND).

Mẹ chồng cô cũng khó thở và Anshu bây giờ đang lo lắng cô có thể không đủ khả năng mua một xi lanh khác trên thị trường chợ đen.

BBC liên hệ với một số nhà cung cấp bình oxy và hầu hết họ đều yêu cầu cao hơn giá bình thường ít nhất 10 lần.

Anshu và gia đình cô chỉ là một trong vô vàn gia đình khác rơi vào thảm cảnh trước khủng hoảng Covid-19 ở Ấn Độ. Các bệnh viện ở nhiều thành phố, bao gồm Delhi, Noida, Lucknow, Allahabad và Indore, đã hết giường, khiến các gia đình phải sống tạm bợ ở nhà.

Tình hình đặc biệt nghiêm trọng ở Delhi, nơi không còn giường ở khu chăm sóc đặc biệt ICU. Các gia đình, những người có kinh tế, đang thuê y tá và bác sĩ tư vấn từ xa để giúp người thân của họ duy trì mạng sống.

Ấn Độ ghi nhận con số kỷ lục với hơn 300.000 ca mắc mới ghi nhận nhiều ngày. Mức tăng đột biến này khiến hệ thống chăm sóc sức khỏe của nhiều thành phố thêm chao đảo.

Điều này khiến các gia đình không còn lựa chọn nào khác ngoài việc để người thân bị bệnh tự điều trị ở nhà. Nhưng việc xét nghiệm máu, chụp CT hay X-quang lúc này là rất khó khăn. Các phòng thí nghiệm đang hoạt động quá mức và mất tới ba ngày để có kết quả. Điều này khiến các bác sĩ điều trị khó đánh giá mức độ tiến triển của bệnh, từ đó khiến bệnh nhân gặp nguy hiểm.

Từ ngày 18/4 đến ngày 25/4, Ấn Độ ghi nhận trên 2,25 triệu ca mắc mới. Đây là số ca mắc mới cao nhất mà chưa quốc gia nào trên thế giới phải trải qua.

Cùng chuyên mục

Bão Toraji gần Biển Đông, giật cấp 12
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 16 giờ, ngày 10/11, vị trí tâm bão Toraji ở vào khoảng 15,1 độ vĩ bắc; 126,9 độ kinh đông, trên vùng biển phía Đông Bắc đảo Luzon (Philippines).

Tin mới

Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.
Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị
Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.