Vì sao 5 bệnh viện không tiếp nhận bệnh nhân ?
Các cơ sở y tế liên quan vụ việc: Trung tâm Y tế thành phố Dĩ An, Phòng khám đa khoa Ngọc Hồng, Bệnh viện Quân đoàn 4, Bệnh viện đa khoa An Phú, Phòng khám Nam Anh.
Mới đây, không ít người bức xúc trước vụ việc cho rằng có đến 5 bệnh viện tại tỉnh Bình Dương đều không tiếp nhận điều trị nên một người đàn ông 57 tuổi đã qua đời. Có câu “lương y như từ mẫu”, vì sao 5 bệnh viện này lại “thờ ơ” trước sinh mạng của người bệnh ?
Trước vụ việc trên, UBND TP Dĩ An (tỉnh Bình Dương) đã chỉ đạo cơ quan Công an vào cuộc xác minh, xử lý nghiêm.
Ngày 16/8, đại diện Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Bình Dương cho biết, liên quan đến người bệnh mà 5 bệnh viện không tiếp nhận đều trị và đã qua đời, UBND TP Dĩ An đã chỉ đạo cơ quan Công an vào cuộc xác minh, xử lý nghiêm.
Khoảng 20 giờ ngày 13/8, chị Ngô Phượng phát hiện cha mình là ông N.D (57 tuổi, quê ở Trà Vinh, tạm trú tại phường Tân Đông Hiệp, TP Dĩ An, Bình Dương) nôn ói dữ dội nên nhờ mọi người đưa đi cấp cứu. Tuy nhiên, khi đến 5 bệnh viện đều không nơi nào tiếp nhận đều trị nên bệnh nhân đã qua đời.
Anh Nguyễn Văn Cường (chủ nhà trọ, nơi hai cha con chị Phượng ở) cho biết, lúc đó, tôi gọi cấp cứu để đưa ông D đi bệnh viện nhưng không thấy ai nghe máy. Không chờ được nữa, tôi nhờ anh bạn dùng xe tải để chở ông ấy đi bệnh viện. Điểm đầu tiên là Trung tâm y tế TP Dĩ An, nhưng nơi này không nhận và cho biết tại đây đang điều trị bệnh nhân COVID-19.
Mọi người tiếp tục đưa ông D đến Phòng khám Ngọc Hồng, nhưng nơi này cũng không nhận. Sau đó, mọi người tiếp tục đưa ông D đến bệnh viện Quân đoàn 4, Bệnh viện đa khoa An Phú và Phòng khám đa khoa tư nhân Nam Anh. Nhưng tất cả các cơ sở y tế trên đều không tiếp nhận bệnh nhân với lý do các bác sĩ đi chống dịch COVID-19 và không đủ trang thiết bị để cấp cứu…
Chị Phương cho biết, khi đến Phòng khám Ngọc Hồng, ở đây họ test COVID-19 hai cha con chị đều âm tính và chị đã trả 700 ngàn đồng tiền test nhanh. Khi các nhân viên ở đây cho băng ca đưa cha chị vào trong thì bác sĩ hỏi có bị bệnh gì trước kia không? Chị Phương nói là cha bị cao huyết áp, cách đây 2 năm từng bị đột quỵ, vậy là bác sĩ không nhận nữa và bảo là không đủ trang thiết bị điều trị và không có bác sĩ điều trị nên kêu đưa đi bệnh viện khác.
Đến khoảng gần 1 giờ sáng ngày 14/8, khi không nơi nào chịu nhận, chị Phương cùng mọi người đành phải đưa ông D về phòng trọ, đến khoảng 4 giờ sáng thì ông D qua đời.
Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Bình Dương cho biết, UBND phường, các ngành chức năng TP Dĩ An đã đến thăm hỏi, động viên và lấy thông tin ban đầu của gia đình chị Phượng về vụ việc.
Trung tâm Y tế TP Dĩ An cũng cho biết nơi đây đã được chuyển thành nơi điều trị bệnh nhân COVID-19 và có thông báo rộng rãi cho người dân. Vì vậy, trung tâm không tiếp nhận các bệnh khác mà đã hướng dẫn để chuyển qua các cơ sở y tế khác điều trị theo kế hoạch hiệp đồng để đảm bảo người dân có nơi điều trị các bệnh khác.
Được biết, các cơ sở y tế liên quan vụ việc: Trung tâm Y tế thành phố Dĩ An, Phòng khám đa khoa Ngọc Hồng, Bệnh viện Quân đoàn 4, Bệnh viện đa khoa An Phú, Phòng khám Nam Anh.
Cũng liên quan đến vụ việc này, không ít người bức xúc và cho rằng, “lương y như từ mẫu”, tại sao 5 bệnh viện này lại “thờ ơ” trước sinh mạng của người bệnh ?. Trước vụ việc đau xót này, mong muốn Bộ Y tế, Sở Y tế Bình Dương... sớm đề nghị Cơ quan điều tra vào cuộc xác minh làm rõ vụ việc.
Được biết, hiện vụ việc đang được cơ quan Công an xác minh làm rõ.