Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ tư, 19/10/2022 09:05 (GMT+7)

Vaccine ung thư có thể được được tiêm cho bệnh nhân vào năm 2030

Theo dõi GĐ&PL trên

Vaccine ung thư này sử dụng công nghệ mRNA để huấn luyện hệ miễn dịch nhận biết và tiêu diệt các tế bào ung thư nói chung.

Nhóm nghiên cứu đứng sau chương trình Pfizer/BioNTech Covid cho biết vaccine ung thư có thể được tiêm cho bệnh nhân vào năm 2030.

Vaccine ung thư được tạo ra dựa trên những đột phá mà các nhà khoa học đạt được trong quá trình phát triển vaccine COVID-19
Ảnh minh hoạ.

Theo đó, vaccine ung thư sử dụng công nghệ mRNA để huấn luyện hệ miễn dịch nhận biết và tiêu diệt các tế bào ung thư nói chung.

"Chúng tôi cảm thấy phương pháp chữa khỏi ung thư, cứu sống nhiều mạng người đã nằm trong tầm tay" – nhà khoa học Ugur Sahin, Giám đốc BioNTech, cha đẻ của vaccine Covid Pfizer cho biết.

Trong nhiều thập kỷ, các nhà khoa học cố gắng khai thác sức mạnh vốn có của hệ miễn dịch con người nhằm chống lại ung thư. Họ tìm cách phá vỡ hệ thống phòng thủ mà khối u sử dụng để đẩy lùi căn bệnh.

Dù có những thách thức và thất bại bước đầu, các nhà nghiên cứu vẫn tin rằng nhân loại đã tiến gần đến vaccine ngừa ung thư hơn bao giờ hết.

Hiện thế giới chỉ có vaccine phòng ngừa ung thư cổ tử cung (HPV). Vaccine viêm gan B cũng được coi như một loại vaccine gián tiếp ngăn ngừa ung thư gan, bởi viêm gan B có thể tiến triển thành ung thư.

Tuy nhiên, các trở ngại còn ở phía trước. Các tế bào ung thư tạo nên khối u có thể gắn với nhiều loại protein khác nhau, khiến việc tạo ra một loại vaccine nhắm đến tất cả các tế bào ung thư và không có mô khỏe mạnh là vô cùng khó khăn.

Do đó, nhà khoa học Ugur Sahin cho biết còn cần xem xét là bác sĩ sẽ sử dụng những loại can thiệp y tế nào để kết hợp cùng vaccine, nhằm đảm bảo bệnh nhân được chữa khỏi bệnh hoàn toàn./.

Cùng chuyên mục

Điều kiện thanh toán thuốc điều trị ung thư cho người tham gia BHYT từ năm 2025
Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán đối với thuốc điều trị ung thư, điều hòa miễn dịch khi đáp ứng các quy định tại Thông tư 37/2024/TT-BYT đồng thời đáp ứng điều kiện như: Sử dụng để điều trị ung thư khi được chỉ định bởi bác sĩ có phạm vi hành nghề ung bướu hoặc y học hạt nhân hoặc huyết học truyền máu hoặc trường hợp thuộc phạm vi chuyên môn của người hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh...
Bộ Y tế khuyến cáo phòng bệnh dại
Để chủ động phòng chống bệnh dại, Bộ Y tế khuyến cáo người dân nuôi chó, mèo cần tiêm vaccine phòng dại đầy đủ và tiêm nhắc lại hàng năm; nuôi chó phải xích, nhốt, khi ra đường phải mang rọ mõm.

Tin mới

Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị
Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.
Điều kiện thanh toán thuốc điều trị ung thư cho người tham gia BHYT từ năm 2025
Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán đối với thuốc điều trị ung thư, điều hòa miễn dịch khi đáp ứng các quy định tại Thông tư 37/2024/TT-BYT đồng thời đáp ứng điều kiện như: Sử dụng để điều trị ung thư khi được chỉ định bởi bác sĩ có phạm vi hành nghề ung bướu hoặc y học hạt nhân hoặc huyết học truyền máu hoặc trường hợp thuộc phạm vi chuyên môn của người hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh...
Số ca mắc sởi tăng cao, bệnh viện quá tải
Khoảng 1 tuần qua, số bệnh nhi mắc sởi phải nhập viện điều trị tại Đồng Nai tăng cao. Trung bình mỗi ngày, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai tiếp nhận gần 70 ca mắc mới, dẫn đến quá tải tại các khoa điều trị về hô hấp. Đáng lưu ý, hầu hết bệnh nhi mắc sởi đều chưa tiêm vaccine sởi hoặc chưa tiêm đủ 2 mũi theo khuyến cáo.