Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ tư, 27/04/2022 14:26 (GMT+7)

Uống thuốc quá liều, 2 bệnh nhân phải nhập viện cấp cứu khẩn

Theo dõi GĐ&PL trên

Mới đây, Bệnh viện Bãi Cháy đã tiếp nhận cấp cứu cho hai trường hợp bệnh nhân bị ngộ độc thuốc Olanzapin.

Theo thông tin từ bệnh viện, trường hợp bệnh nhân P.V.H. (1993, trú tại TX Quảng Yên, Quảng Ninh) có tiền sử rối loạn hoang tưởng. Bệnh nhân chuyển cấp cứu tại Bệnh viện Bãi Cháy trong tình trạng hôn mê.

Uống thuốc quá liều, 2 bệnh nhân phải nhập viện cấp cứu khẩn
Tình trạng các bệnh nhân tỉnh táo, được rút ống nội khí quản. (Ảnh: BVCC).

Người thân bệnh nhân cho biết, có 11 vỉ Risperidon 2mg (mỗi vỉ 10 viên) và 6 vỉ Olazapin 5mg (mỗi vỉ 10 viên) đã bóc hết thuốc trong phòng riêng của bệnh nhân. Các bác sĩ đã xử trí cấp cứu đặt nội khí quản, rửa dạ dày, sử dụng than hoạt, thuốc vận mạch, bài niệu tích cực thải độc cho bệnh nhân.

Trường hợp khác là bệnh nhân Đ.T.H (44 tuổi, trú tại TP Hạ Long) cấp cứu tại bệnh viện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp ứng, nhịp tim nhanh, huyết áp tăng.

Gia đình phát hiện có 2 vỉ olanzapin trong nhà đã dùng hết. Sau thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng, bệnh nhân được chẩn đoán hôn mê theo dõi ngộ độc olanzapin. Bệnh nhân được đặt ống nội khí quản, rửa dạ dày, thông khí nhân tạo xâm nhập, theo dõi tri giác, huyết động.

Theo bác sĩ Lê Tiến Dũng – Khoa Hồi sức tích cực và Chống độc, Bệnh viện Bãi Cháy, các loại thuốc hướng thần, chống loạn thần như Olanzapin, Risperidon… là các loại thuốc dùng để điều trị các chứng rối loạn tâm thần và tâm lý thông qua việc kích thích hoặc ức chế thần kinh.

Nếu sử dụng quá liều hoặc một lượng lớn có thể gây ngộ độc với các biểu hiện như: buồn ngủ, mắt mờ, suy nhược thần kinh, mê sảng kích động, bất thường về vận động như co giật, cứng cơ toàn thể, rối loạn trương lực, ức chế hô hấp, rối loạn nhịp tim và huyết áp, trụy tim mạch, hôn mê, suy hô hấp, thậm chí tử vong nếu không được cấp cứu, thải độc kịp thời.

Các bác sĩ khuyến cáo, bệnh nhân sử dụng thuốc hướng thần có nguy cơ cao bị ngộ độc, quá liều thuốc dù vô tình hay tự ý, do không kiểm soát được hành vi bản thân.

Vì vậy, các gia đình có người thân đang sử dụng thuốc cần bảo quản kỹ, uống thuốc đúng liều lượng theo đơn của bác sĩ và đưa đi khám ngay nếu có dấu hiệu bất thường.

Trường hợp ngộ độc, quá liều thuốc, người thân cần khẩn trương đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế. Chú ý cần xác định rõ bệnh nhân đã uống thuốc gì, số lượng, hàm lượng bao nhiêu, có uống thêm thuốc nào khác không để giúp nhân viên y tế có hướng xử trí và điều trị nhanh chóng, kịp thời.

Nhiều trường hợp trẻ em bị ngộ độc các loại thuốc uống do sự bất cẩn của phụ huynh. Vì vậy, cha mẹ cần đặt các loại thuốc uống xa tầm tay trẻ em, để mắt trẻ trong quá trình vui chơi.

Cùng chuyên mục

WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.
Số ca mắc sởi tăng cao, bệnh viện quá tải
Khoảng 1 tuần qua, số bệnh nhi mắc sởi phải nhập viện điều trị tại Đồng Nai tăng cao. Trung bình mỗi ngày, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai tiếp nhận gần 70 ca mắc mới, dẫn đến quá tải tại các khoa điều trị về hô hấp. Đáng lưu ý, hầu hết bệnh nhi mắc sởi đều chưa tiêm vaccine sởi hoặc chưa tiêm đủ 2 mũi theo khuyến cáo.
Bỏ quy định phân chia danh mục thuốc bảo hiểm y tế theo hạng bệnh viện, người bệnh hưởng lợi
Ngày 19/11, Bộ Y tế cho biết, hiện nay việc ban hành danh mục và quy định về thanh toán bảo hiểm y tế đối với thuốc được thực hiện theo Thông tư số 20/2022/TT-BYT. Sau gần 2 năm thực hiện, Thông tư 20 bộc lộ một số vấn đề vướng mắc, đòi hỏi cần phải sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.
Thêm một ca tử vong do cúm A/H1 pdm
Ngày 15/11, thông tin từ trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Định cho biết, đơn vị này vừa có báo cáo gửi Viện Pasteur Nha Trang và Sở Y tế về ca bệnh tử vong do cúm A/H1 pdm.
TP HCM: Số trẻ bị sốt xuất huyết nhập viện gia tăng
Thời gian gần đây, các bệnh viện nhi trên địa bàn TP Hồ Chí Minh ghi nhận số trẻ bị sốt xuất huyết nhập viện gia tăng; trong đó, nhiều trẻ nhập viện khi đã có dấu hiệu nặng như sốc sốt xuất huyết, suy đa cơ quan.

Tin mới