Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ tư, 27/01/2021 09:54 (GMT+7)

Uống rượu thường xuyên rất dễ rơi vào 4 'hiểm họa' lớn: Ai hay uống nên biết để tránh

Theo dõi GĐ&PL trên

Những nghiên cứu trên diện rộng cho thấy tác hại của rượu lên cơ thể là vô cùng xấu, ngay kể cả những người uống ít. Do vậy, bạn cần sớm biết điều này.

Uống rượu không mang lại lợi ích gì cho sức khỏe

Năm 2018, một nghiên cứu đăng trên tạp chí nổi tiếng The Lancet liên quan đến 28 triệu người uống rượu công bố: Uống rượu không mang lại bất kỳ lợi ích sức khỏe nào!

Uống với lượng nhỏ cũng có hại cho sức khỏe của bạn!

Không có cái gọi là "lượng an toàn" của việc uống một chút rượu!

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống rượu bia đã trở thành nguyên nhân gây tử vong và tàn tật đứng hàng thứ 7 trên thế giới, đồng thời là "kẻ giết người hàng đầu" ở nhóm nam giới trẻ và trung niên.

Có 2,8 triệu người tử vong do rượu mỗi năm trên thế giới. Con số này có giúp bạn thay đổi thói quen uống rượu của mình không?

Uống rượu thường xuyên rất dễ rơi vào 4 hiểm họa lớn: Ai hay uống nên biết để tránh - Ảnh 1.

Uống rượu thường xuyên không thể thoát khỏi 4 hiểm họa lớn này

Chúng ta biết rất rõ tác hại của rượu nhưng luôn nghĩ rằng không thể từ chối lời mời uống rượu.

Thậm chí luôn có những người nghiện rượu không bị thuyết phục bởi lời khuyên giảm uống rượu và cho rằng cuộc sống nên vui vẻ đúng lúc, uống bất cứ thứ gì họ thích và người khác không thể kiểm soát được.

Về vấn đề này, các chuyên gia sức khỏe muốn nói rằng: Hãy cứ uống, nếu bạn muốn biết một khi bạn nhắm mắt lại, bạn có thể nhìn thấy "thần chết".

Vậy, những tác hại của việc uống rượu thường xuyên là gì? Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có 4 tác hại lớn nhất mà người uống rượu thường xuyên có thể phải gánh chịu. Hãy tham khảo thông tin dưới đây.

1. Uống rượu có thể dẫn đến bị ung thư

Sau khi uống rượu, ethanol có thể được chuyển hóa thành acetaldehyde trong cơ thể, và acetaldehyde từ lâu đã được Tổ chức Y tế Thế giới xếp vào danh sách chất gây ung thư hạng nhất, luôn đứng đầu danh sách ở các nghiên cứu!

Năm 2017, dữ liệu từ một nghiên cứu của Hiệp hội Ung thư Lâm sàng Hoa Kỳ cho thấy uống rượu có liên quan đến ung thư miệng, ung thư vòm họng, ung thư thực quản và ung thư gan.

Điều đáng chú ý là nhiều người bị đỏ mặt khi uống rượu là do acetaldehyde dehydrogenase 2 biến đổi gen khó phân hủy acetaldehyde dẫn đến rượu chuyển hóa kém, khiến cho một lượng lớn acetaldehyde tồn đọng trong cơ thể gây giãn mạch.

Về mặt này, những người uống rượu thường xuyên bị đỏ mặt có nguy cơ mắc ung thư cao hơn.

Uống rượu thường xuyên rất dễ rơi vào 4 hiểm họa lớn: Ai hay uống nên biết để tránh - Ảnh 2.

2. Các bệnh về tim mạch và mạch máu não

Những tin truyền miệng kiểu như: Uống có thể làm mềm mạch máu? Nó cũng có thể thúc đẩy lưu thông máu? - Đây là ảo tưởng của bạn!

Một nghiên cứu tiếp theo kéo dài 10 năm với hơn 500.000 người Trung Quốc trên tạp chí The Lancet cho thấy uống càng nhiều rượu thì nguy cơ tăng huyết áp và đột quỵ càng cao. Mức tiêu thụ rượu hàng ngày tăng 40g có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ lên 35%.

Uống rượu thường xuyên rất dễ rơi vào 4 hiểm họa lớn: Ai hay uống nên biết để tránh - Ảnh 3.

3. Bị bệnh gan do rượu

Các bác sĩ nói rằng, chỉ cần bạn uống rượu là gan của bạn sẽ rơi vào cảnh "khốn đốn"!

Rượu chủ yếu được gan chuyển hóa, một khi lượng rượu uống vào vượt quá khả năng phân hủy của gan thì tế bào gan sẽ bị tổn thương, lâu dần sẽ tiến hóa thành bệnh gan do rượu, lâu dài sau đó tiếp tục dẫn đến xơ gan, thậm chí là ung thư gan!

Uống rượu thường xuyên rất dễ rơi vào 4 hiểm họa lớn: Ai hay uống nên biết để tránh - Ảnh 4.

4. Nghiện rượu

Uống rượu quá mức sẽ làm cho thần kinh trung ương chuyển từ hưng phấn sang ức chế, từ cực độ có thể dẫn đến ý thức không bình thường như nói bậy, dáng đi không vững, làm tổn thương người khác, v.v. Tổn thương nội tạng, tê liệt tuần hoàn và tử vong.

Tóm lại, có thể nói rằng uống rượu có hại cho sức khỏe của bạn.

Trong cuộc sống, chúng ta không nên tin một cách mù quáng vào những nghiên cứu rằng "uống một cách hợp lý sẽ tốt cho sức khỏe", vì mối tương quan trong nghiên cứu không phải là quan hệ nhân quả của các dữ kiện.

Ngoài ra, một số dữ liệu thông tin cho thấy, phía sau khoản kinh phí nghiên cứu do các nhà máy rượu lớn cung cấp chứng minh rằng "uống một lượng nhỏ có lợi cho sức khỏe"… Các thí nghiệm được thực hiện bằng cách nhận tiền từ doanh nghiệp rượu và đã được loại bỏ những tai họa về tác hại của rượu.

Cuối cùng, hãy chú ý tới tác hại của rượu trước khi bạn nâng cốc.

Tài liệu tham khảo:

[1]Angli,Jian Yang medRxiv 2020.06.15.20131284; doi https://doi.org/10.1101/2020.06.15.20131284

[2] Tin tức Khoa học Trung Quốc: Uống một chút rượu có thể giữ sức khỏe? Nhóm Yang Jian của Đại học Hồ Tây: Bạn và các nhà khoa học đã bị lừa!

[3] Lạm dụng rượu và gánh nặng cho 195 quốc gia và vùng lãnh thổ, 1990-2016: Một phân tích có hệ thống cho Nghiên cứu Gánh nặng Bệnh tật Toàn cầu 2016 [J]. The Lancet.Volume 392, Issue 10152, 22–28 September 2018, Pages 1015-1035.

*Theo Health/39

Cùng chuyên mục

Điều kiện thanh toán thuốc điều trị ung thư cho người tham gia BHYT từ năm 2025
Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán đối với thuốc điều trị ung thư, điều hòa miễn dịch khi đáp ứng các quy định tại Thông tư 37/2024/TT-BYT đồng thời đáp ứng điều kiện như: Sử dụng để điều trị ung thư khi được chỉ định bởi bác sĩ có phạm vi hành nghề ung bướu hoặc y học hạt nhân hoặc huyết học truyền máu hoặc trường hợp thuộc phạm vi chuyên môn của người hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh...
Bộ Y tế khuyến cáo phòng bệnh dại
Để chủ động phòng chống bệnh dại, Bộ Y tế khuyến cáo người dân nuôi chó, mèo cần tiêm vaccine phòng dại đầy đủ và tiêm nhắc lại hàng năm; nuôi chó phải xích, nhốt, khi ra đường phải mang rọ mõm.

Tin mới

Hà Nội sắp rét hơn 10 độ C
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh mạnh sắp về miền Bắc, nhiệt độ ở Thủ đô Hà Nội có thể sẽ giảm hơn 10 độ C vào ngày cao điểm (dự kiến ngày 28/11).
Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.