Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ ba, 01/12/2020 09:47 (GMT+7)

Từ 19/12, bãi bỏ 20 văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giáo dục

Theo dõi GĐ&PL trên

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông 41/2020/TT-BGDĐT bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

Theo đó, căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo; theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành trong lĩnh vực giáo dục.

Từ 19/12, bãi bỏ 20 văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giáo dục - Luật sư Việt Nam Online

Cụ thể, từ ngày 19/12/2020 sẽ bãi bỏ toàn bộ các văn bản quy phạm pháp luật sau đây:

1. Thông tư số 14/TT ngày 19/12/1990 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn công tác và tổ chức bảo vệ các cơ quan trường học theo Nghị định số 223/HĐBT ngày 19/6/1990 về công tác và tổ chức bảo vệ các cơ quan, xí nghiệp nhà nước.

2. Thông tư số 04/TT ngày 10/7/1990 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn và quy định quản lý xuấ bản nhất thời trong ngành giáo dục và Đào tạo.

3. Chỉ thị 26/CT-BGDĐT ngày 8/12/1992 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc cải tiến và thống nhất công tác thông tin quản lý giáo dục và đào tạo.

4. Quyết định 196/TCCB ngày 21/1/1994 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế tạm thời trường đại học dân lập.

5. Chỉ thị số 15/GD-ĐT ngày 19/9/1994 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc đổi mới và tăng cường công tác vận động phụ nữ ngành giáo dục đào tạo trong tình hình mới.

6. Thông tư 22/GD-ĐT ngày 23/11/1994 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thi hành Luật xuất bản trong ngành giáo dục đào tạo.

7. Chỉ thị 08/GD-ĐT ngày 18/4/1996 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tiếp tục tổ chức tốt Đại hội công nhân viên chức trong ngành giáo dục đào tạo.

8. Chỉ thị 19/GD-ĐT ngày 10/9/1996 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường công tác giáo dục dân số – kế hoạch hóa gia đình trong toàn ngành.

9. Thông tư số 10/2000/TT-BGD&TT ngày 20/4/2000 của Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 04/TT ngày 10/7/1990 Hướng dẫn và quy định quản lý xuất bản nhất thời trong ngành giáo dục và đào tạo.

10. Quyết định số 41/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 7/9/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế thiết bị giáo dục trong trường mầm non, trường phổ thông.

11. Quyết định số 47/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 8/11/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy định về thu nhập, quản lý, sử dụng số liệu thống kê giáo dục.

12. Thông tư số 50/2000/TT-BGD&ĐT ngày 29/12/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế ghi nhãn mác hàng hóa lưu thông trong nước và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

13. Chỉ thị số 53/2003/CT-BGDĐT ngày 13/11/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường công tác đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục.

14. Quyết định số 39/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 13/12/2004 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành tiêu chuẩn ngành năm 2004.

15. Chỉ thị số 02/2005/CT-BGD&ĐT ngày 31/1/2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường.

16. Quyết định số 75/2007/QĐ-BGDĐT ngày 12/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng công tác pháp chế cho cán bộ pháp chế ngành giáo dục.

17. Thông tư số 11/2009/TT-BGDĐT ngày 8/5/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định trình tự, thủ tục chuyển đổi cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông bán công, dân lập sang cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông tư thục; cơ sở giáo dục mầm non bán công sang cơ sở giáo dục mầm non dân lập; cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông bán công sang cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập.

18. Thông tư số 06/2011/TT-BGDĐT ngày 11/2/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ nước ngoài của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

19. Thông tư số 25/2011/TT-BGDĐT ngày 16/6/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định tổ chức và hoạt động của Hội đồng hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng.

20. Thông tư số 39/2012/TT-BGDĐT ngày 5/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường trung cấp chuyên nghiệp tư thục.

Thông tư 41/2020/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành từ 19/12/2020.

Cùng chuyên mục

Hạnh phúc của nghề giáo
Nhân dịp Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, các giáo viên trẻ đã có những chia sẻ về niềm tự hào và hạnh phúc khi được gắn bó với nghề cao quý này.

Tin mới

Lịch nghỉ lễ năm 2025 của người lao động
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đã ban hành Thông báo số 6150/TB-BLĐTBXH ngày 03/12/2024 về việc nghỉ Tết Âm lịch, nghỉ lễ Quốc khánh, nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 01/5/2025 đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
Khắc phục ít nhất 3/4 tài sản tham ô, người bị kết án tử hình có thể được giảm nhẹ mức án
Bộ luật Hình sự năm 2015 nêu rõ không thi hành án tử hình đối với người bị kết án tử hình về tội "Tham ô tài sản", tội "Nhận hối lộ" mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.
Tăng gắn kết với doanh nghiệp, nâng hiệu quả đào tạo nghề
Đích đến của giáo dục nghề nghiệp là cung ứng lực lượng lao động trực tiếp chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động. Do đó, đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, gắn kết với đơn vị sử dụng lao động là giải pháp quan trọng, rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết và thực hành trong đào tạo, nâng cao chất lượng nhân lực có kỹ năng nghề.