Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ tư, 04/10/2023 18:06 (GMT+7)

Trường Đại học Kinh tế TP.HCM chính thức trở thành Đại học Kinh tế TP.HCM

Theo dõi GĐ&PL trên

Ngày 4/10, thông tin từ Trường ĐH Kinh tế TP.HCM cho hay, Chính phủ vừa có quyết định chuyển Trường ĐH Kinh tế TP.HCM thành ĐH Kinh tế TP.HCM. Văn bản do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký và có hiệu lực từ hôm nay (4/10).

Ngày 4/10, thông tin từ Trường ĐH Kinh tế TP.HCM cho hay, Chính phủ vừa có quyết định chuyển Trường ĐH Kinh tế TP.HCM thành ĐH Kinh tế TP.HCM. Văn bản do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký và có hiệu lực từ hôm nay (4/10).

Ngày 4/10, thông tin từ Trường ĐH Kinh tế TP.HCM cho hay, Chính phủ vừa có quyết định chuyển Trường ĐH Kinh tế TP.HCM thành ĐH Kinh tế TP.HCM. Văn bản do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký và có hiệu lực từ hôm nay (4/10).

Theo đó, Trường ĐH Kinh tế TPHCM được chuyển thành ĐH Kinh tế TP.HCM và là đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ trực thuộc Bộ GD&ĐT, có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng.

Như vậy, bên cạnh các đại học quốc gia, đại học vùng, ĐH Kinh tế TP.HCM sẽ là đại học tiếp theo được phát triển thành đại học đa ngành, đa lĩnh vực. Người học khi tốt nghiệp các bậc trình độ ở các lĩnh vực đào tạo khác nhau vẫn nhận văn bằng tốt nghiệp của thương hiệu ĐH Kinh tế TP.HCM.

Trường Đại học Kinh tế TP.HCM chính thức trở thành Đại học Kinh tế TP.HCM Ảnh 1
ĐH Kinh tế TP.HCM. Ảnh: UEH.

Từ năm 2021, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM đã xác định chiến lược phát triển trở thành đại học đa ngành và bền vững với việc thành lập 3 trường thành viên gồm Trường Kinh doanh UEH; Trường Kinh tế, Luật và Quản lý nhà nước UEH; Trường Công nghệ và Thiết kế UEH cùng với Phân hiệu Vĩnh Long.

Quy mô đào tạo của ĐH Kinh tế TP.HCM hiện tại là hơn 36.000 người học, với 38 ngành trình độ đại học, 19 ngành trình độ thạc sĩ và 14 ngành trình độ tiến sĩ.

Như vậy, bên cạnh các đại học quốc gia, đại học vùng, ĐH Kinh tế TP.HCM sẽ là đại học tiếp theo được phát triển thành đại học đa ngành, đa lĩnh vực. Người học khi tốt nghiệp các bậc trình độ ở các lĩnh vực đào tạo khác nhau vẫn nhận văn bằng tốt nghiệp của thương hiệu ĐH Kinh tế TP.HCM

Cùng chuyên mục

Tin mới

Lý giải vì sao Bộ GD&ĐT đề xuất xếp lương lần đầu của giáo viên tăng 01 bậc
Đại diện Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT) cho hay, lương giáo viên có thâm niên dưới 05 năm hiện nay rất thấp. Vì thế, việc nâng 01 bậc lương với giáo viên khi xếp lương khởi điểm là đề xuất nhằm khuyến khích người trẻ vào nghề dạy học. Đây cũng là một phần của việc hiện thực hóa mục tiêu lương giáo viên cao nhất trong thang bậc lương.