Hotline: 0942 368 555 Email: giadinhphapluatvn@gmail.com
Thứ ba, 19/09/2023 06:30 (GMT+7)

Đề xuất tăng học phí đại học năm học 2023-2024

Theo dõi GĐ&PL trên

Đây là một trong những đề xuất đáng chú ý của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại tờ trình gửi Chính phủ về dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP quy định cơ chế thu, quản lý học phí các trường đại học và địa phương cả nước.

Đề xuất tăng học phí đại học năm học 2023-2024
Ảnh minh họa.

Trong đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất mức trần học phí với đại học công lập chưa tự đảm bảo chi thường xuyên năm học 2023 - 2024 là 1,2-2,45 triệu đồng/tháng, tùy khối ngành, thay vì mức 1,35-2,76 triệu đồng như Nghị định số 81/2021/NĐ-CP. Mức thu hiện nay là 980 nghìn đến 1,43 triệu đồng.

Với những trường đã tự chủ (tự chi lương, phụ cấp, sửa chữa cơ sở vật chất...), tùy mức độ được thu tối đa bằng 2-2,5 lần mức trên, tương đương khoảng 2,4-6,15 triệu đồng/tháng.

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, nếu học phí năm học 2023-2024 thực hiện theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP thì mức trần sẽ tăng cao, có khối ngành tăng lên gần 100% so với năm học trước, việc này trở thành gánh nặng rất lớn với xã hội.

Nguyên nhân của việc tăng cao này do ba năm qua (2021, 2022, 2023), Chính phủ đã yêu cầu các trường đại học, các địa phương không tăng học phí so với năm 2020 nhằm hỗ trợ người dân chịu ảnh hưởng nặng nề trong và sau dịch Covid-19.

Như vậy, lộ trình học phí theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP kể từ khi ban hành năm 2021 đến nay chưa được áp dụng, mức thu học phí đã không tăng trong 3 năm học vừa qua.

Tháng 8/2023, Chính phủ đã chỉ đạo và Bộ Giáo dục và Đào tạo lấy ý kiến của các địa phương, các trường đại học, chuyên gia về việc điều chỉnh, sửa đổi Nghị định số 81/2021/NĐ-CP cho phù hợp tình hình thực tế. Theo đó, các ý kiến đều cho rằng, học phí năm học 2023-2024 cần phải được điều chỉnh tăng để bảo đảm nguồn lực nâng cao chất lượng giáo dục-đào tạo, đầu tư cơ sở vật chất trong điều kiện nguồn lực đầu tư hạn chế, ngân sách chi thường xuyên bị cắt giảm hằng năm.

Đặc biệt, với các trường đại học công lập, nguồn thu từ học phí chiếm tỉ trọng chủ yếu (trên 80% tổng nguồn thu của trường), khả năng khai thác từ các nguồn thu khác còn hạn chế. Nhiều trường đề nghị phải tăng học phí để có thể bù đắp chi phí hoạt động thường xuyên, nâng cao chất lượng đào tạo và thực hiện lộ trình tự chủ.

Về hỗ trợ học phí, miễn giảm học phí với học sinh, sinh viên diện chính sách, trong tờ trình, Bộ Giáo dục và Đào tạo giữ nguyên các quy định nhằm đảm bảo công bằng trong tiếp cận các dịch vụ giáo dục.

Cùng chuyên mục

Yên Bái: Nhiều tình tiết cần làm rõ trong vụ án cô giáo cắm bản bị khởi tố
Nhiều năm gắn bó với trẻ em vùng cao, cô giáo Trần Khánh Vân – Hiệu trưởng trường mầm non Bình Minh (xã Làng Nhì, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái) bất ngờ bị khởi tố với tội danh “Tham ô tài sản” do liên quan đến các hoá đơn mua sắm vật dụng tại trường. Không đồng tình với những kết luận của cơ quan điều tra, cô giáo đã gửi đơn thư tới nhiều nơi, mong được xem xét, giải quyết.
Nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã gửi văn bản hướng dẫn các sở GD&ĐT; các trường dự bị đại học; Trường Hữu Nghị 80, Trường Hữu Nghị T78, Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc thực hiện nhiệm vụ năm học 2023-2024 đối với giáo dục dân tộc.

Tin mới

Nghiên cứu đề xuất giải pháp tích hợp tiện ích sổ Bảo hiểm xã hội trên ứng dụng VNeID
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang yêu cầu Bộ Công an chủ trì, làm việc với Bảo hiểm xã hội Việt Nam nghiên cứu, đề xuất giải pháp tích hợp tiện ích sổ Bảo hiểm xã hội trên ứng dụng VNeID, bảo đảm hiệu quả, không chồng chéo, lãng phí; báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện trước ngày 30/10/2023.