Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ tư, 08/11/2023 08:42 (GMT+7)

Trải qua 27 cuộc hội chẩn, nạn nhân nặng nhất vụ cháy chung cư mini đã xuất viện

Theo dõi GĐ&PL trên

Đến thời điểm này, cả 31 nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini phố Khương Hạ, Hà Nội nhận viện tại Bệnh viện Bạch Mai đều đã được ra viện. Các thầy thuốc bệnh viện đã quyết tâm và nỗ lực điều trị, chăm sóc các nạn nhân của vụ cháy một cách tốt nhất. Quá trình điều trị, chăm sóc, các nạn nhân được miễn phí toàn bộ.

Trải qua 27 cuộc hội chẩn, nạn nhân nặng nhất vụ cháy chung cư mini đã xuất viện

Là nạn nhân cuối cùng ra viện, Thiếu tá Nguyễn Văn Chương (sinh năm 1986), công tác tại Lữ đoàn Thông tin 21, Bộ đội Biên phòng đã trải qua 2 tháng theo dõi, điều trị tích cực với với sự phối hợp của nhiều cơ sở y tế khác nhau từ thực thể, dinh dưỡng, phục hồi chức năng…

Đến nay, Thiếu tá Chương đã tự đi lại, tự cầm bát ăn. Tuy các động tác cầm bút chưa phục hồi hoàn toàn, bệnh nhân chưa đọc được chữ viết, nhưng tình trạng đang cải thiện theo hướng tốt lên. Đặc biệt, trí nhớ của bệnh nhân đang dần hồi phục, từ mức 0 (mất ý thức hoàn toàn, không nhớ gì), hiện tại bệnh nhân đã nhớ lại dần dần các sự việc quen, công việc cơ quan, người thân, vợ con…

Ở tại căn hộ tầng 8 của Chung cư mini phố Khương Hạ, Hà Nội, Thiếu tá Chương được đưa đến Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng hôn mê sâu, nguy kịch, phổi ám đen vì khói độc. Các bác sĩ tích cực rửa phổi, đến ngày thứ 6 nhập viện, dịch phổi hút ra vẫn có màu đen kịt.

Nhớ lại thời điểm tiếp nhận bệnh nhân, Phó Giáo sư Tiến sĩ Vũ Văn Giáp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết, Thiếu tá Nguyễn Văn Chương vào viện lúc 3 giờ ngày 13/9 trong tình trạng hôn mê sâu, toàn thân ám khói đen. “Ngay lập tức, bệnh nhân được ê kíp xử trí, kịp thời đặt nội khí quản, thở máy với chẩn đoán ngộ độc CO2, hít phải bụi vào đường thở, tổn thương suy đa phủ tạng, bỏng đường hô hấp, tổn thương tim, thận, não do ngạt khói. Bệnh nhân thở máy qua nội khí quản từ ngày 13- 21/9”.

Sau đó, Hội đồng chuyên môn quyết định mở khí quản để bệnh nhân tự thở và có cơ hội thở oxy cao áp phục hồi tổn thương đa cơ quan do ngộ độc CO2.

Đến ngày 5/10, bệnh nhân được rút ống nội khí quản.Trong quá trình điều trị, bệnh nhân được thở oxy cao áp từ ngày 13/10. Đến nay, bệnh nhân hồi phục dần dần các cơ quan bị tổn thương.

“Đây là bệnh nhân hiếm hoi được bệnh viện tổ chức nhiều cuộc hội chẩn nhất, với 27 cuộc, có nhiều ngày diễn ra hai cuộc hội chẩn. Ngay khi bệnh nhân có diễn biến bất thường, không kể ngày hay đêm, bệnh nhân đều được hội chẩn ngay với quyết tâm bằng mọi giá cứu chữa người bệnh", Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Văn Giáp nhớ lại.

Rạng sáng 13/9, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận 26 nạn nhân nhập viện trong bệnh cảnh ngạt khói ở các mức độ khác nhau, trong đó có hai trường hợp nguy kịch phải đặt nội khí quản. Sau đó, bệnh viện tiếp nhận thêm 5 trường hợp từ cơ sở khác chuyển tới điều trị. Như vậy, tổng bệnh nhân mà bệnh viện tiếp nhân là 31 trường hợp. Ngay khi tiếp nhận các nạn nhân, bệnh viện đã kích hoạt báo động đỏ cấp cứu toàn viện.

Tất cả người bệnh được đánh giá mức độ thương tổn toàn diện theo cấp cứu chuyên môn về thảm họa y tế. Bệnh viện đã tập trung tốt nhất từ con người tới vật tư y tế, hóa chất, thuốc để cấp cứu người bệnh…

Cùng chuyên mục

Đồng Nai ghi nhận ca bệnh từ vi khuẩn Whitmore đầu tiên
Thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, đến ngày 3/9, tình trạng sức khỏe của bệnh nhi T.T.D.M., (14 tuổi, ngụ xã Suối Cát, huyện Xuân Lộc, Đồng Nai) bị nhiễm vi khuẩn Burkholderia pseudomallei, là vi khuẩn gây bệnh Whitmore đã ổn định và đang tiếp tục điều trị theo phác đồ, dự kiến 2 tuần nữa bệnh nhi được xuất viện. Đây là ca bệnh nhiễm vi khuẩn Whitmore đầu tiên ghi nhận ở Đồng Nai.

Tin mới

Biển Đông khả năng lại đón bão trong 1 tháng tới
Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, trong 1 tháng tới, hoạt động của bão, áp thấp nhiệt đới trên khu vực Biển Đông và ảnh hưởng đến đất liền của Việt Nam khả năng ở mức xấp xỉ so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.
Quyên góp từ thiện theo quy định pháp luật hiện hành
Theo quy định hiện hành, cá nhân mở tài khoản riêng tại ngân hàng thương mại theo từng cuộc vận động để tiếp nhận, quản lý toàn bộ tiền đóng góp tự nguyện, bố trí địa điểm phù hợp để tiếp nhận, quản lý, bảo quản hiện vật đóng góp tự nguyện trong thời gian tiếp nhận; có biên nhận các khoản đóng góp tự nguyện bằng tiền mặt, hiện vật tiếp nhận được khi tổ chức, cá nhân đóng góp yêu cầu.