Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ sáu, 08/09/2023 07:39 (GMT+7)

TP.HCM sẽ phát triển 5 huyện thành những đô thị vệ tinh hiện đại

Theo dõi GĐ&PL trên

UBND TP.HCM cho rằng, việc phát triển 5 huyện ngoại thành theo mô hình thành phố thuộc TP.HCM sẽ giúp giãn dân nội thành, thúc đẩy ngoại thành phát triển.

UBND TP.HCM vừa có báo cáo gửi Bộ Xây dựng về những khó khăn, vướng mắc trong quản lý, phát triển đô thị và hạ tầng kỹ thuật đô thị.

Theo đó, thực tiễn quản lý và phát triển đô thị trên địa bàn, TP.HCM là đô thị đặc biệt, phát triển theo mô hình tập trung đa cực gồm khu vực trung tâm và bốn cực phát triển được kết nối bằng hệ thống giao thông đường vành đai kết hợp các trục hướng tâm, có mối liên kết với mạng lưới giao thông vùng và quốc gia.

Đồ án quy hoạch chung TP cũng xác định mô hình phát triển tập trung và đa cực trên nền tảng khung phát triển của vùng.

Tuy nhiên hiện các đô thị vệ tinh, các trung tâm cấp TP ở các hướng phát triển chưa được đầu tư để hình thành các cực thu hút theo quy hoạch.

Có tình trạng xây dựng mới các khu nhà ở trong các khu vực trung tâm hiện hữu hay vùng ven theo làn sóng đầu cơ mà không gắn với việc làm, hạ tầng cơ sở và dịch vụ lớn khu vực nên không hình thành các trung tâm khu vực mới để đảm bảo bán kính phục vụ, tạo động lực phát triển cũng như giảm áp lực kéo về khu trung tâm hiện hữu.

Nguyên nhân của việc thực hiện quy hoạch chậm là tổng hợp của nhiều vấn đề cơ sở kinh tế, việc làm, dịch vụ đô thị, giao thông tiếp cận chưa có, suất đầu tư lớn, thủ tục đầu tư phức tạp, hiệu quả lâu dài mới thấy.

Vì vậy, trung tâm TP vẫn bị áp lực phát triển, quá tải, tập trung công trình dày đặc trong khi hạ tầng cơ sở vẫn như cũ, không được đầu tư mới hay mở rộng nâng cấp theo kịp tốc độ gia tăng dự án.

Để giải quyết các bất cập trên, UBND TPHCM đề xuất nghiên cứu cơ chế cho phép TPHCM được chủ động xây dựng và triển khai các mô hình phát triển đô thị như đô thị thông minh, đô thị tăng trưởng xanh, đô thị ứng phó biến đổi khí hậu, đô thị định hướng phát triển giao thông.

tm-img-alt
TP.HCM đề xuất phát triển 5 huyện thành đô thị vệ tinh (Ảnh: Internet).

Trong đó, TPHCM đang nghiên cứu để phát triển các huyện, thành các đô thị vệ tinh của TPHCM – những đô thị hiện đại, đô thị sinh thái, đô thị xanh, đô thị số.

Đáng chú ý, UBND TPHCM cho biết, qua đối chiếu các tiêu chí từ các quy định hiện hành, so sánh với thực trạng, việc lựa chọn mô hình thành phố thuộc TPHCM (tương ứng đô thị loại III) sẽ khả thi và thuận lợi hơn đối với 5 huyện ngoại thành.

Nguyên nhân bởi hầu hết 5 huyện đều vướng tiêu chí theo quy định là 100% xã, thị trấn phải là phường nếu chuyển thành đơn vị hành chính cấp quận. Trong khi tiêu chí chuyển đổi thành phố thuộc thành phố cho phép các huyện giữ lại một số xã nông thôn (35% trong tổng số xã).

UBND TPHCM cho rằng, cần nhanh chóng thúc đẩy các khu đô thị vệ tinh, nơi có điều kiện phát triển mới theo hướng xanh hơn, bền vững hơn, mang lại nhiều giá trị sống tốt hơn cho con người và tạo cơ hội giãn dân ra khỏi khu vực nội thị.

Để tránh đi vào “vết xe đổ” của các đô thị vệ tinh trước đây, UBND TP.HCM cho rằng, định hướng quy hoạch đô thị sắp tới cần nghiên cứu quỹ đất phát triển nhà ở đô thị, nhất là nhà ở xã hội đáp ứng nhu cầu cho lao động, người thu nhập thấp.

Đồng thời, cần nghiên cứu các mô hình phát triển đô thị hiệu quả như mô hình phát triển theo định hướng giao thông (TOD) nhằm khai thác sử dụng hiệu quả quỹ đất đô thị.

Trong đó, nguồn vốn từ bán đấu giá quỹ đất dọc theo hành lang các trục đường giao thông chính giúp trang trải toàn bộ chi phí xây dựng, thu hồi đất và đem lại nguồn vốn để thành phố đầu tư cho các công trình hạ tầng khác.

TP.HCM cũng đề xuất quản lý phát triển khu đô thị hình thành mới. Trong đó, TP cho rằng quỹ đất là có giới hạn, cần khai thác hiệu quả quỹ đất trên địa bàn TP, sử dụng linh hoạt các hình thức trong từng dự án, bán đấu giá quyền sử dụng đất để đạt hiệu quả cao.

Đồng thời, sử dụng quỹ đất hiện hữu, quỹ đất dọc theo hành lang các trục đường giao thông chính. Vì nguồn vốn từ hình thức này không chỉ trang trải toàn bộ chi phí xây dựng và thu hồi đất mà còn đem lại nguồn vốn để TP đầu tư cho các công trình hạ tầng khác.

Cùng chuyên mục

Bộ Tài chính đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2024
Sau khi lấy ý kiến rộng rãi từ các bộ, ngành, địa phương, Bộ Tài chính đã đề xuất chọn phương án giảm 30% tiền thuê đất năm 2024 vì phương án này phù hợp với tình hình diễn biến mới về kinh tế - xã hội của cả nước.
Thanh tra Chính phủ kết luận nhiều vi phạm về đất đai ở Phú Yên
Ngày 9/10, Thanh tra Chính phủ ban hành Thông báo Kết luận thanh tra 2094/TB-TTCP về trách nhiệm của UBND tỉnh Phú Yên khi để xảy ra các khuyết điểm trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; việc chấp hành chính sách pháp luật trong quản lý, sử dụng đất đai, khai thác cát, đất, đá, sỏi và quản lý đầu tư xây dựng.
Hà Nội sẽ công khai những người bỏ cọc đấu giá đất
Mới đây, UBND TP. Hà Nội đã ban hành văn bản gửi tới các sở, ngành, các quận, huyện, thị xã về công tác đấu giá quyền sử dụng đất. Theo đó, Hà Nội yêu cầu UBND cấp huyện lập danh sách các trường hợp trả giá cao hơn thị trường để trúng đấu giá nhưng không nộp tiền. Sau đó, danh sách này sẽ được công khai trên trang thông tin của các huyện, Sở Tài nguyên và Môi trường.
Phú Thọ: Cần giám định nguyên nhân sự cố sập cầu Phong Châu
Theo Sở GTVT tỉnh Phú Thọ, do ảnh hưởng của bão số 3 gây mưa lũ, nước sông Hồng dâng cao, lưu tốc dòng chảy xiết đã làm thay đổi địa hình, địa mạo dưới lòng sông khu vực cầu Phong Châu, kéo đổ trụ T7 làm sập 2 nhịp dàn chính của cầu vào 9/9/2024

Tin mới

Hà Nội sắp rét hơn 10 độ C
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh mạnh sắp về miền Bắc, nhiệt độ ở Thủ đô Hà Nội có thể sẽ giảm hơn 10 độ C vào ngày cao điểm (dự kiến ngày 28/11).
Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.