Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ sáu, 22/10/2021 15:07 (GMT+7)

TP.HCM cho phép mở lại dịch vụ ăn uống tại chỗ và nhiều dịch vụ khác sau ngày 25/10

Theo dõi GĐ&PL trên

Sau khi có kết quả công bố mức độ dịch trên toàn TP.HCM, TP sẽ căn cứ vào đó để mở lại các hoạt động.

Thông tin trên tờ Thanh Niên Online, chia sẻ với báo chí bên lề kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XV diễn ra sáng 22/10 về việc đánh giá cấp độ dịch và mở cửa kinh tế, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết: TP.HCM sẽ mở dần dịch vụ ăn uống tại chỗ và nhiều dịch vụ khác để người dân phát triển sinh kế theo các bộ tiêu chí an toàn của từng lĩnh vực.

Theo Chủ tịch TP, dự kiến, ngày 25/10, TP sẽ công bố mức độ dịch trên toàn thành phố theo quy định của Nghị quyết 128 và hướng dẫn của Bộ Y tế. Sau khi có kết quả công bố, thành phố sẽ căn cứ vào đó để mở lại các hoạt động.

Thành phố có chủ trương mở lại các dịch vụ nhưng mở ở đâu, khi nào mở, quy mô thế nào là dựa trên đánh giá mức độ an toàn. Tuần sau một số địa bàn, một số ngành sẽ mở. Vì dịch đang diễn biến nên cứ theo nguyên tắc của Nghị quyết 128, địa bàn nào an toàn thì được mở”, ông Mãi cho biết.

TP.HCM cho phép mở lại dịch vụ ăn uống tại chỗ và nhiều dịch vụ khác sau ngày 25/10 Ảnh 1
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi. Ảnh: Sỹ Đồng/Báo Thanh Niên

Theo tờ Tuổi Trẻ Online, ông Mãi cho hay, trên tinh thần thực hiện nghị quyết 128 của Chính phủ, TP.HCM sẽ không ra một công thức chung áp dụng hết cho các địa phương. Thay vào đó, có những nội dung cần liên thông sẽ liên thông, nhưng có những cái thuộc địa bàn sẽ do chính quyền địa phương tự quyết.

Sau khi TP công bố cấp độ dịch, các địa phương sẽ căn cứ vào đó để mở lại các hoạt động. "Ví dụ như khu vực này đạt cấp 1 rồi thì sẽ được mở nhiều dịch vụ hơn địa bàn còn ở nguy cơ mức 2, 3. Các hoạt động sinh kế cũng theo đó mà mở cửa", ông Mãi nói.

Chỉ thị 18 của UBND TP.HCM quy định từ ngày 1/10, nhiều ngành nghề, lĩnh vực được mở cửa hoạt động trở lại trừ quán bar, beer club, pub, spa, massage, dịch vụ làm đẹp, dịch vụ ăn uống tại chỗ, rạp chiếu phim, rạp xiếc, vũ trường, karaoke, trò chơi điện tử, chợ tự phát, bán hàng rong, vé số dạo.

Theo đó, dịch vụ ăn uống được hoạt động nhưng chỉ được bán hàng mang đi, không được phục vụ tại chỗ.

Mới đây, Sở Công thương TP.HCM kiến nghị cho phép các cơ sở dịch vụ ăn uống trên địa bàn TP được mở cửa hoạt động bình thường, tức được tổ chức hoạt động bao gồm cả hình thức bán mang đi và phục vụ tại chỗ, trừ các loại hình kinh doanh bán bia, rượu.

Cùng chuyên mục

Tin mới

Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.
Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị
Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.