Hotline: 0942 368 555 Email: giadinhphapluatvn@gmail.com
Thứ ba, 30/05/2023 15:02 (GMT+7)

Thực phẩm nào dễ có nguy cơ gây ngộ độc Botulinum?

Theo dõi GĐ&PL trên

Các trường hợp ngộ độc thường đến từ thực phẩm chế biến, đóng gói thủ công, sản xuất nhỏ lẻ, hộ gia đình hoặc điều kiện sản xuất không đảm bảo.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ.

Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), vi khuẩn Clostridium Botulinum tồn tại ở nhiều môi trường khác nhau, gặp môi trường bất lợi nó tạo lớp vỏ bọc (nha bào), khi gặp môi trường thuận lợi, có dinh dưỡng, thiếu không khí, các nha bào này phá vỡ vỏ bọc, sinh sôi, phát triển và sinh độc tố.

Các loại thực phẩm đóng hộp dễ có nguy cơ bị ngộ độc Botulinum nhất; bên cạnh đó, tất cả các lọai thực phẩm khác như: Rau, củ, quả, hải sản... vẫn có nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn Clostridium Botulinum nếu không đảm bảo an toàn thực phẩm và được ủ, bọc kín.

Các loại thực phẩm phổ biến dễ gây ngộ độc Botulinum là các thực phẩm chế biến, đóng gói thủ công, sản xuất nhỏ lẻ, hộ gia đình hoặc điều kiện sản xuất không đảm bảo; nhất là các loại thực phẩm sử dụng túi hút khí để chứa đựng; không đun chín kỹ thức ăn trước ăn cũng có nguy cơ gây ngộ độc.

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khuyến cáo:

- Trong sản xuất, chế biến phải dùng những nguyên liệu bảo đảm an toàn thực phẩm, tuân thủ theo đúng yêu cầu quy định về vệ sinh trong quy trình sản xuất. Trong sản xuất đồ hộp, phải chấp hành chế độ khử khuẩn một cách nghiêm ngặt.

- Chỉ sử dụng các sản phẩm thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm đóng hộp đã hết hạn sử dụng, bị phồng, bẹp, biến dạng, hoen gỉ, không còn nguyên vẹn hoặc có mùi vị, màu sắc thay đổi khác thường.

- Thực hiện ăn chín, uống sôi; ưu tiên ăn các thực phẩm mới chế biến, mới nấu chín.

- Không nên tự đóng gói kín các thực phẩm và để kéo dài trong điều kiện không phải đông đá. Với các thực phẩm lên men, đóng gói hoặc che đậy kín theo cách truyền thống (như dưa muối, măng, cà muối...) cần đảm bảo phải chua, mặn; khi thực phẩm hết chua thì không nên ăn.

- Khi người dân xuất hiện các triệu chứng ngộ độc Botulinum, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Cùng chuyên mục

Tay chân miệng gia tăng, chuyên gia khuyến cáo thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh cá nhân
Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 80.747 trường hợp mắc tay chân miệng, 21 trường hợp tử vong, tăng 68,6% số ca mắc, tử vong tăng 18 trường hợp so với cùng kỳ năm 2022 ( có 47.896 ca mắc, trong đó có 3 ca tử vong). Riêng trong tuần vừa qua, cả nước ghi nhận 4.324 trường hợp mắc tay chân miệng, có một ca tử vong tại Đắk Lắk. So với tuần trước đó, số mắc tăng 19,4%.

Tin mới

Khởi tố vụ án, bắt tạm giam 7 bị can trong vụ án tại Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh, Công ty AIC
Ngày 20/9/2023, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu) đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Ban Quản lý dự án Công trình xây dựng Y tế thuộc Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh, Công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế (Công ty AIC) và các đơn vị liên quan.
Hà Nội thông qua mức hỗ trợ nạn nhân vụ cháy chung cư mini
Mức hỗ trợ cho người được cấp cứu và điều trị tại cơ sở y tế là 30.000.000 đồng/người. Trường hợp phải cấp cứu và điều trị tại cơ sở y tế tử vong trong quá trình cấp cứu và điều trị thì được hỗ trợ thêm 20.000.000 đồng/người cho đại diện thân nhân có người tử vong.
OpenLive Group - Đơn vị bảo trợ chính thức của sự kiện “Bóng đá Việt - Kiệt tác Số”
Sự kiện “Bệ phóng thương hiệu – lần I” với chủ đề “Bóng đá Việt – Kiệt tác Số” được tổ chức vào ngày 23-24/09/2023 bởi Công ty Cổ phần Truyền thông và Giải trí OMedia phối hợp với Trung tâm Thể dục Thể thao Thống Nhất và Liên đoàn Bóng đá TP.HCM, cùng với sự đồng hành của OpenLive Group trong vai trò đơn vị bảo trợ chính thức.