Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ sáu, 05/02/2021 09:19 (GMT+7)

Thứ trưởng Bộ Y tế: Không phải tất cả người dân từ vùng có dịch về quê đều bị cách ly

Theo dõi GĐ&PL trên

Trước những thông tin một số tỉnh thành cách ly người từ vùng dịch về quê đón Tết, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã lý giải cụ thể về vấn đề này.

Cần hiểu rõ thế nào là vùng dịch

Những ngày giáp Tết Nguyên đán Tân Sửu, người dân ở khắp các tỉnh thành đang náo nức chuẩn bị về quê đón năm mới cùng gia đình. Tuy nhiên, trên mạng xã hội mấy ngày gần đây xuất hiện thông tin các tỉnh thành sẽ cách ly những người từ vùng dịch về quê ăn Tết khiến nhiều người vô cùng lo lắng, hoang mang. 

tm-img-alt
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên.

Nói về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, việc có cách ly người từ 10 tỉnh, thành phố đang ghi nhận dịch COVID-19 hiện nay hay không tùy theo quyết định của lãnh đạo các địa phương. Đó là thẩm quyền của UBND các tỉnh, thành, không phải do Bộ Y tế hay Chính phủ quyết định.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cho rằng, lãnh đạo các địa phương và người dân cần hiểu rõ thế nào là vùng dịch để có biện pháp phù hợp. "Vùng có dịch là nơi được chính quyền địa phương xác định và đang bị phong tỏa nghiêm ngặt, nội bất xuất, ngoại bất nhập. Như vậy, những người đang ở vùng dịch, nơi bị phong tỏa, người đi qua những khu vực đang bị phong tỏa tuyệt đối không được di chuyển" - ông Tuyên lý giải.

Thứ trưởng Bộ Y tế cũng thông tin, Cục Y tế Dự phòng đang soạn thảo hướng dẫn chung toàn quốc về vấn đề này. Trong đó, Bộ sẽ hướng dẫn cụ thể cho người dân về việc có được di chuyển trong dịp Tết này cũng như các biện pháp phòng hộ.

Đặc biệt, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên lưu ý, mặc dù có đến 10 tỉnh, thành phố có dịch COVID-19, nhưng điều đó không có nghĩa tất cả người dân tại các địa phương này đều thuộc diện cách ly, không được phép di chuyển, mà chỉ những địa phương, những địa điểm nhất định có dịch bệnh mà cơ quan chức năng đã khoanh vùng, phong tỏa.

"Lấy ví dụ Hà Nội đang có dịch COVID-19, phong tỏa một số điểm ở quận Cầu Giấy, nhưng người dân huyện Thanh Oai sẽ không liên quan. Kể cả ở Cầu Giấy - Hà Nội, một số điểm bị phong tỏa chứ không phải toàn quận", Thứ trưởng Tuyên nói.

Bắt buộc phải khai báo y tế 

Nói thêm về vấn đề này, PGS.TS Trần Đắc Phu - nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế; Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho rằng: “Việc kiểm soát người về từ các vùng có dịch là đúng, nhưng chỉ nên thực hiện cách ly đối với người theo quy định của Bộ Y tế"

Theo ông Trần Đắc Phu, nếu chỉ có một điểm có dịch, hoặc chỉ có 1 ca bệnh tại 1 chung cư, một ngõ phố nhưng lại bắt cả người dân trong phường đó về quê phải cách ly là không nên. Chẳng hạn, với những phường chỉ có 1 ca bệnh, những người khác ở phường đó không bị lây lan, họ vẫn đi lại bình thường tại Hà Nội, thì không nên cách ly khi họ về quê.

Theo đó, trừ những người ở trong ổ dịch, vùng dịch là không được về, còn lại những người không thuộc các ổ dịch, vùng dịch vẫn có thể về quê ở địa phương khác. Tuy nhiên, người dân cần bắt buộc thực hiện việc khai báo y tế. Bởi đây là cơ sở để nếu có ca bệnh thì sẽ dễ dàng cho việc truy vết.

Nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo, người dân khi di chuyển về quê tại các địa phương cần phải thực hiện biện pháp phòng bệnh như: Đeo khẩu trang, nên đi xe riêng hoặc xe gia đình là tốt nhất; nếu đi phương tiện công cộng phải thực hiện đúng khuyến cáo trên từng loại phương tiện./.

Cùng chuyên mục

Hà Nội sắp rét hơn 10 độ C
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh mạnh sắp về miền Bắc, nhiệt độ ở Thủ đô Hà Nội có thể sẽ giảm hơn 10 độ C vào ngày cao điểm (dự kiến ngày 28/11).

Tin mới

Hà Nội sắp rét hơn 10 độ C
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh mạnh sắp về miền Bắc, nhiệt độ ở Thủ đô Hà Nội có thể sẽ giảm hơn 10 độ C vào ngày cao điểm (dự kiến ngày 28/11).
Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.