Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ hai, 09/12/2024 08:15 (GMT+7)

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: Sẽ cân nhắc bỏ xét tuyển sớm

Theo dõi GĐ&PL trên

Theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, nhiều ý kiến của các chuyên gia đề nghị bỏ xét tuyển sớm, Bộ sẽ cân nhắc điều này, xem xét nên rút ngắn tỷ lệ này hay bỏ xét tuyển sớm để tạo sự công bằng.

tm-img-alt

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ ngày 7/12, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn đã làm rõ những vấn đề liên quan đến Dự thảo Quy chế chỉ tiêu xét tuyển sớm do cơ sở đào tạo quy định nhưng không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành, nhóm ngành đào tạo đang nhận được sự quan tâm của dư luận.

Đánh giá dữ liệu tuyển sinh hằng năm

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn cho biết khi có sửa đổi trong Dự thảo đều dự trên căn cứ văn bản quy phạm pháp luật; quá trình triển khai; quy chế tuyển sinh từng năm và đặc biệt là lắng nghe ý kiến của các chuyên gia, những người trong cuộc trực tiếp làm công tác tuyển sinh, giáo dục đào tạo của các trường, Sở Giáo dục và Đào tạo; đánh giá dữ liệu tuyển sinh hằng năm.

Trên cơ sở đó thấy rằng, muốn điều chỉnh quy chế tuyển sinh phải dựa trên các nguyên tắc, trong đó nguyên tắc quan trọng nhất trong giáo dục đó là công bằng và chất lượng. Bên cạnh đó cố gắng làm sao để nâng cao hiệu quả cũng như tạo thuận lợi cho thí sinh.

Ông cho hay vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức buổi tọa đàm thẳng thắn, cởi mở, trong đó có sự tham gia của khoảng 50 chuyên gia, những người có kinh nghiệm, trực tiếp làm công tác tuyển sinh tại các cơ sở giáo dục… Tại đây, ý kiến của chuyên gia, người trong cuộc hết sức đồng thuận với Dự thảo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bám theo nguyên tắc công bằng, chất lượng, hiệu quả.

Phân tích sự cần thiết, tác động tích cực của Dự thảo, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn cho hay việc xét tuyển sớm xuất hiện cách đây 6-7 năm từ một số cơ sở đào tạo. Khoảng năm 2017, bắt đầu từ 1 cơ sở đào tạo xét tuyển sớm bằng học bạ, bằng thành tích và các hình thức khác. Khi cơ sở đào tạo này tổ chức xét tuyển sớm thì các cơ sở đào tạo khác như một cuộc chạy đua, lao vào cuộc cạnh tranh vất vả.

Các cơ sở đào tạo phải chuẩn bị từ đầu năm cho công tác tuyển sinh, thu hồ sơ xét tuyển; các em học sinh đang học lớp 12 chạy đôn chạy đáo để giành chứng chỉ làm hồ sơ; các trường Trung học phổ thông, thầy cô giáo phải xác nhận để cho công tác tuyển sinh này.

“Tất cả đều vất vả nhưng hiệu quả mang lại thì không cao. Theo số liệu, có 8 nguyện vọng trúng tuyển xét tuyển sớm thì chỉ có 2 nguyện vọng theo học. Nói cách khác là cứ có hai 2 thí sinh trúng tuyển sớm thì chỉ có 1 em nhập học bởi trung bình 1 em có 4 nguyện vọng,” ông Sơn nói.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn phân tích thêm, khi xét tuyển sớm thì mỗi trường làm độc lập, đến khi Bộ Giáo dục và Đào tạo tiến hành xét tuyển chung để các thí sinh lựa chọn nguyện vọng vào các trường, các ngành thì sinh ra thí sinh ảo.

Ngoài ra, từng trường, từng ngành không thể dự đoán được thí sinh ảo dẫn đến các trường có tâm lý muốn xét tuyển sớm để đủ chỉ tiêu, có thêm nhiều chỉ tiêu xét tuyển sớm, dẫn tới xác định chỉ tiêu và điểm chuẩn không chắc chắn. Thường là điểm chuẩn trúng tuyển hạ thấp đi để có thí sinh trúng tuyển nhiều hơn.

"Từ sự bất công dẫn đến chất lượng không bảo đảm"

Từ khâu dự báo tỷ lệ trúng tuyển không đúng gây ra thiệt hại lớn, đồng thời không có căn cứ dẫn đến điểm chuẩn trong đợt tuyển sinh chính của một số ngành tăng vọt, đó là điểm không công bằng. Từ sự bất công dẫn đến chất lượng không bảo đảm, có những em được 25 điểm có khả năng trúng tuyển nhưng sau đó điểm chuẩn nâng lên 26 điểm vì có những em đã trúng tuyển theo diện tuyển sinh sớm.

“Vì xét tuyển sớm nên nhiều em chưa hoàn thành chương trình Trung học phổ thông lớp 12 đã lao vào xét tuyển Đại học cũng dẫn đến sự không công bằng. Em nào đủ điều kiện đã học trước chương trình từ học kỳ 1, trong khi tất cả các em đều đến tháng 5 mới hoàn thành chương trình Trung học phổ thông vậy việc xét tuyển dựa trên kết quả học tập của các em là không đồng đều,” ông Sơn cho hay.

Bên cạnh đó, một điểm tác động tiêu cực là có rất nhiều em có tâm lý trúng tuyển rồi không quan tâm đến chương trình học ở Trung học phổ thông, có em đến lớp chỉ ngồi chơi hoặc không đến lớp nữa vì đã biết mình trúng tuyển. Thậm chí có em trúng tuyển vào lớp 10 trường chuyên đã yên tâm trúng tuyển Đại học và các em chỉ tập trung học những gì mình thích thiếu đi sự toàn diện, quá trình đào tạo sau này.

Từ dẫn chứng này, ông Sơn cho hay Bộ Giáo dục và Đào tạo đã lắng nghe ý kiến và qua thực hiện nhiều năm đã rút ra thực tiễn. Khi điều chỉnh, khống chế tỷ lệ này, chỉ những em nào thực sự có năng lực trội thì mới được tuyển thẳng, xét tuyển sớm. Còn lại hầu hết các em sẽ tham gia kỳ thi chính của Bộ.

Với giới hạn 20% chỉ tiêu xét tuyển sớm thì tỷ lệ trúng tuyển khoảng 5-7%, các em thí sinh tập trung vào xét tuyển bình đẳng. Nhiều ý kiến của các chuyên gia, người làm công tác tuyển sinh còn đề nghị bỏ xét tuyển sớm, Bộ sẽ cân nhắc điều này, xem xét nên rút ngắn tỷ lệ này hay bỏ xét tuyển sớm để tạo sự công bằng.

Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các trường sẽ tổ chức đầy đủ cơ sở dữ liệu về điểm học bạ, điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông, điểm đánh giá năng lực, điểm đánh giá tư duy đưa hết lên hệ thống điện tử.

“Các trường lúc đó chỉ việc lựa chọn chỉ tiêu để xét tuyển; thí sinh học hết lớp 12 chỉ việc lựa chọn nguyện vọng không cần phải làm gì nhiều, không phải nộp hồ sơ qua được giấy đến từng trường mà chỉ việc lựa chọn đúng ngành, đúng trường trên hệ thống. Việc thực hiện chuyển đổi số toàn diện hệ thống sẽ tạo sự thuận lợi cho tất cả chúng ta,” Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nói.

Cùng chuyên mục

Quản chứ không cấm dạy thêm, học thêm
Ngày 30/12/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm. Thông tư có hiệu lực từ 14/2/2025, với rất nhiều điểm mới so với quy định hiện hành tại Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT.
Tuyển sinh vào lớp 10: Bao giờ công bố môn thi thứ 3?
Mới đây, Bộ GD&ĐT đề nghị các Sở GD&ĐT khẩn trương tổ chức lựa chọn và sớm công bố môn thi hoặc bài thi thứ 3 theo quy định để tạo thuận lợi cho học sinh trong việc học tập hoàn thành chương trình và ôn tập, chuẩn bị tốt các điều kiện, tạo tâm lí sẵn sàng dự thi đạt kết quả tốt.
Giao các Sở GD&ĐT xây dựng bộ tiêu chí xét tuyển vào lớp 6 minh bạch, công bằng
Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 30/TT-BGD&ĐT ngày 30/12/2024 quy định Quy chế tuyển sinh Trung học Cơ sở và Trung học Phổ thông, áp dụng từ năm 2025 để bảo đảm đồng bộ, thống nhất với Chương trình giáo dục phổ thông 2018, nhiều phụ huynh, nhà trường tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh bày tỏ băn khoăn, lo lắng về quy định tuyển sinh vào lớp 6 theo phương thức xét tuyển.
Chính thức bỏ thi chứng chỉ IELTS trên giấy tại Việt Nam từ ngày 30/3
Từ ngày 30/3, kỳ thi IELTS tại Việt Nam sẽ chuyển hoàn toàn sang hình thức thi trên máy tính. Hình thức này mang lại kết quả nhanh chóng khi chỉ trong khoảng 2 ngày, thí sinh sẽ nhận được kết quả, giúp tiết kiệm thời gian chờ đợi và hỗ trợ kịp thời cho các kế hoạch học tập, làm việc, và định cư.

Tin mới

Cảnh báo người dùng về những trò 'đỏ đen' trực tuyến dịp cận Tết
Các chuyên gia Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam khuyến nghị người dân nâng cao cảnh giác trước những tin nhắn hoặc cuộc gọi mời chào tham gia trò chơi cờ bạc trực tuyến. Tuyệt đối không truy cập hoặc làm theo hướng dẫn trong các đường link liên kết dẫn đến những trang web cờ bạc.
TP. HCM: Thông tin đèn xanh chuyển sang đỏ đột ngột gây tai nạn là không đúng
Liên quan đến thông tin “đèn giao thông chuyển đột ngột sang đỏ” làm lái xe đầu kéo chở thép thắng gấp tại giao lộ Quốc lộ 1 (Liên khu 4 - 5 quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh) khiến các tấm thép trên xe rơi xuống đường, làm một người đi xe máy bị thương (vào ngày 16/1), chiều 18/1, Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã có thông tin chính thức về vụ việc trên.