Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ năm, 28/03/2024 10:21 (GMT+7)

Thêm 3 đối tượng có thể được tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Theo dõi GĐ&PL trên

Tại hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Việc làm (sửa đổi), Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã đề xuất bổ sung 03 đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa trình Chính phủ dự thảo hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Việc làm (sửa đổi). Trong đó, có việc mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp nhằm thực hiện hóa mục tiêu phấn đấu đến năm 2030: "Khoảng 45% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp" theo Nghị quyết 28-NQ/TW năm 2018.

Hiện hành tại Luật Việc làm 2013, người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:

- Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;

- Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;

- Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Trong trường hợp người lao động đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Tại Tờ trình đề nghị xây dựng Luật Việc làm (sửa đổi), đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp chưa bao phủ hết các đối tượng có quan hệ lao động, chưa quy định người lao động có hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng thuộc đối tượng tham gia BHTN (đây là nhóm có nguy cơ mất việc làm cao và thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc).

Mặt khác, Luật Việc làm 2013 cũng chưa bao phủ đối với nhóm người làm việc không trọn thời gian, người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp tại công ty và công ty mẹ, người quản lý điều hành hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có hưởng lương.

Do đó, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đề xuất bổ sung 03 đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp gồm:

- Người lao động có giao kết hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 01 tháng trở lên;

- Người làm việc không trọn thời gian, có tổng mức tiền lương trong tháng bằng hoặc cao hơn tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất bằng một nửa mức lương tối thiểu tháng vùng cao nhất do Chính phủ công bố;

- Người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp tại công ty và công ty mẹ, người quản lý điều hành hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có hưởng tiền lương.

Như vậy, nếu như Luật Việc làm (sửa đổi) được Quốc hội thông qua thì những người lao động sau đây phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:

- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên, kể cả trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên;

- Người lao động quy định tại điểm a khoản này làm việc không trọn thời gian, có tổng mức tiền lương trong tháng bằng hoặc cao hơn tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất bằng một nửa mức lương tối thiểu tháng vùng cao nhất do Chính phủ công bố.

- Người làm việc theo hợp đồng làm việc;

- Người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp tại công ty và công ty mẹ, người quản lý điều hành hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có hưởng tiền lương.

Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Trong trường hợp người lao động đang làm việc theo hợp đồng thử việc theo quy định của pháp luật lao động, đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng theo quy định của Chính phủ, người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu nhưng chưa hưởng lương hưu và người lao động là người giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Cùng chuyên mục

Không bắt buộc làm lại giấy tờ tùy thân khi sáp nhập đơn vị hành chính
Theo đại diện Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an), việc đổi thẻ Căn cước trong trường hợp có sự thay đổi thông tin do điều chỉnh địa giới hành chính sẽ không mang tính bắt buộc. Người dân hoàn toàn có thể chủ động lựa chọn việc đổi thẻ nếu thấy cần thiết.

Tin mới

Nâng cao cảnh giác trước các tin nhắn hoặc cuộc gọi mời chào tham gia trò chơi cờ bạc trực tuyến
Công an tỉnh Long An khiến cáo người dân nâng cao cảnh giác trước các tin nhắn hoặc cuộc gọi mời chào tham gia trò chơi cờ bạc trực tuyến. Tuyệt đối không truy cập hoặc làm theo hướng dẫn trong các đường link liên kết dẫn đến những trang web cờ bạc. Đánh bạc dưới mọi hình thức là vi phạm pháp luật Việt Nam.
Trường không được thu thêm tiền dạy 02 buổi/ngày với chương trình chính khóa
Theo đại diện Bộ GD&ĐT, việc tổ chức dạy 02 buổi/ngày không mang tính bắt buộc mà tùy thuộc vào điều kiện của từng trường. Tuy nhiên, nếu buổi thứ hai được sử dụng để giãn thời lượng dạy học chính khóa, thì 100% học sinh phải tham gia và nhà trường tuyệt đối không được thu bất kỳ khoản phí nào. Nơi nào đã thu phí trong trường hợp này đều là sai và cần được chấn chỉnh ngay.
Giá vàng hôm nay (10/4): Vàng tăng sốc, vì sao?
Giá vàng hôm nay (10/4): Thị trường vàng trong nước chứng kiến đà tăng mạnh mẽ ở cả vàng miếng và vàng nhẫn của nhiều thương hiệu lớn. So với phiên trước đó (9/4), mức tăng phổ biến dao động từ 1 đến 2 triệu đồng mỗi lượng, phản ánh xu hướng tăng giá rõ rệt.