Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ sáu, 19/11/2021 16:30 (GMT+7)

Thế giới sắp chứng kiến nguyệt thực một phần dài nhất trong gần 600 năm

Theo dõi GĐ&PL trên

Trong ngày 19/11, thế giới sẽ được chứng kiến nguyệt thực một phần dài nhất trong gần 600 năm qua, với bóng của Trái Đất sẽ che khuất đến 97% của Mặt trăng khi nguyệt thực đạt cực đại và có thể xuất hiện hiện tượng Mặt trăng máu.

Theo các cơ quan thiên văn, Mặt trăng bắt đầu mờ dần vào lúc 6h02 giờ GMT (tức 13h02 giờ Việt Nam) khi Mặt trăng đi vào vùng bóng của Trái đất, hay còn gọi là penumbra. Một giờ sau đó, Mặt trăng sẽ xuất hiện với hình ảnh "như thể bề mặt bị cắt một phần lớn" khi đi vào vùng bóng tối.

Nguyệt thực một phần dài nhất trong gần 600 năm qua, sẽ phủ màu đỏ lên Mặt trăng. Ảnh: EPA
Nguyệt thực một phần dài nhất trong gần 600 năm qua, sẽ phủ màu đỏ lên Mặt trăng. Ảnh: EPA

Vào lúc 8h45 giờ GMT (15h45 giờ Việt Nam), Mặt trăng sẽ chuyển sang màu đỏ và màu sắc này sẽ trở nên sống động nhất trong 18 phút sau đó. Sau đó Mặt trăng dần đi ra khỏi vùng tối và tiếp tục hành trình quay quanh Trái đất.

Toàn bộ quá trình dự kiến sẽ mất hơn 3 giờ 28 phút, dài hơn 1 giờ 48 phút so với lần nguyệt thực năm 2018. Đây sẽ là hiện tượng nguyệt thực một phần dài nhất kể từ năm 1440.

Cảnh tượng trên có thể quan sát được tại toàn bộ khu vực Bắc Mỹ, cũng như một phần Nam Mỹ, Polynesia, Australia và Đông Bắc Á.

Màu đỏ của Mặt trăng, hay còn gọi là "Trăng máu", xuất hiện do hiện tượng "tán xạ Rayleigh", trong đó các sóng ánh sáng xanh ngắn hơn từ Mặt trời bị phân tán bởi các hạt trong bầu khí quyển Trái đất, trong khi các sóng ánh sáng đỏ dài hơn sẽ dễ dàng truyền qua các hạt này.

Theo Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA), càng nhiều bụi hoặc mây trong bầu khí quyển của Trái đất trong thời gian diễn ra nguyệt thực, Mặt trăng càng trở nên đỏ hơn. Cảnh tượng được ví như tất cả bình minh và hoàng hôn trên Trái đất được phản chiếu lên Mặt trăng.

Tuy nhiên, NASA cho biết những người quan sát Mặt trăng sẽ không phải chờ đợi lâu bởi hiện tượng nguyệt thực toàn phần dài hơn sẽ xuất hiện vào ngày 8/11/2022 và có thể quan sát tốt bằng mắt thường mà không cần thiết bị đặc biệt như khi quan sát hiện tượng nhật thực.

Thế giới sắp chứng kiến nguyệt thực một phần dài nhất trong gần 600 năm ảnh 1

Cùng chuyên mục

Bão Toraji gần Biển Đông, giật cấp 12
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 16 giờ, ngày 10/11, vị trí tâm bão Toraji ở vào khoảng 15,1 độ vĩ bắc; 126,9 độ kinh đông, trên vùng biển phía Đông Bắc đảo Luzon (Philippines).

Tin mới

Quảng Ninh tung chương trình ưu đãi sâu đến 50% cho du khách
Ngày 20/11, Sở Du lịch Quảng Ninh đã phối hợp với Hiệp hội Du lịch Quảng Ninh và Tập đoàn Sun Group tổ chức chương trình Lễ công bố hợp tác kích cầu du lịch “Quảng Ninh-Điểm đến bốn mùa” nhằm gia tăng sức cạnh tranh và tăng cường thu hút du khách đến với miền di sản vào dịp cuối năm 2024.
Chủ tịch Hà Nam: Đô thị nghỉ dưỡng của Sun Group sẽ từng bước đưa Phủ Lý thành đô thị đáng sống
Chỉ trong thời gian ngắn, những hạng mục đầu tiên của đại đô thị nghỉ dưỡng quy mô 420ha Sun Urban City của Sun Group đã dần lộ diện: trục cảnh quan lễ hội, Công viên nước Sun World... Ông Trương Quốc Huy - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam tin tưởng: “Sun Urban City sẽ làm thay da đổi thịt cho Phủ Lý”.
Hà Nội sắp rét hơn 10 độ C
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh mạnh sắp về miền Bắc, nhiệt độ ở Thủ đô Hà Nội có thể sẽ giảm hơn 10 độ C vào ngày cao điểm (dự kiến ngày 28/11).
Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.