Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ ba, 10/10/2023 16:15 (GMT+7)

Thanh Hóa: Quy hoạch toàn bộ 5 xã thuộc huyện Hoằng Hóa

Theo dõi GĐ&PL trên

Đây là đô thị loại V, có tổng diện tích sử dụng đất khoảng 1.525, chức năng tổng hợp bao gồm: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ...

UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 3523/QĐ-UBND về việc phê duyệt đồ án Quy hoạch chung đô thị Thịnh Lộc, huyện Hoằng Hoá đến năm 2045.

Theo quyết định, ranh giới lập quy hoạch bao gồm toàn bộ địa giới hành chính các xã: Hoằng Đồng, Hoằng Thịnh, Hoằng Thái, Hoằng Thành, Hoằng Lộc với quy mô diện tích nghiên cứu lập quy hoạch là 1.525,3 ha.

Đô thị Thịnh Lộc có tính chất, chức năng là đô thị loại V, có chức năng tổng hợp (công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, giáo dục) và là đầu mối giao thông khu vực của huyện Hoằng Hóa.

Về quy mô dân số, dân số hiện trạng năm 2021 khoảng 26.624 người; quy mô dân số đến năm 2030 khoảng 32.170 người; quy mô dân số đến năm 2045 khoảng 40.000 người.

Về quy mô đất đai, đất xây dựng đô thị 1042,1 ha; đất dân dụng: 552,2 ha (trong đó đất dân dụng phát triển mới khoảng 117,4 ha tương ứng chỉ tiêu 87,8 m2/người).

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ/Nguồn: Internet

Đô thị Thịnh Lộc được phát triển theo mô hình tập trung trên cơ sở các khu vực hiện hữu phát triển lan toả về phía Đông và phía Tây để kết nối với Quốc lộ 10 kéo dài và Quốc lộ 1, hướng đến là một đô thị sinh thái phụ trợ TP. Thanh Hoá trong việc giảm các áp lực về dân số, môi trường.

Toàn bộ khu vực được chia làm 2 vùng phát triển là vùng phía Đông và phía Tây Đường tỉnh 510. Trong đó các khu vực hiện có chủ yếu ổn định về mặt không gian, giữ nguyên hệ thống công trình, chỉ cải tạo chỉnh trang về hệ thống hạ tầng kỹ thuật và tăng cường các không gian cây xanh, không gian công cộng. Tại mỗi vùng, phát triển các khu vực đô thị tập trung quy mô lớn để hình thành các khu vực đô thị mới đồng bộ, hiện đại.

Ổn định các khu trung tâm xã hiện có, định hướng lâu dài sẽ trở thành các trung tâm của đơn vị ở, dành quỹ đất để bố trí 2 khu vực trung tâm mới gắn với các vùng phát triển đô thị mới để tạo động lực phát triển đô thị, nâng cao chất lượng hạ tầng xã hội.

Hình thành các trục phát triển chính theo hướng Đông Tây nhằm kết nối không gian của đô thị và không gian dọc tuyến Quốc lộ 1. Bố trí các công trình hỗn hợp dọc các trục Đông Tây nhằm tạo điểm nhấn về mặt không gian.

Trong quy hoạch có 58,5ha là đất công nghiệp, sẽ mở rộng cụm công nghiệp Thái Thắng về phía Tây lên tổng diện tích 50ha, trong đó phần diện tích thuộc đô thị Thịnh Lộc khoảng 29,8ha.

Hình thành trục cảnh quan theo hướng Đông Tây gắn với các công trình biểu tượng, điểm nhấn để tạo nên đặc trưng riêng của đô thị.

Các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư, gồm: Mở rông cụm công nghiệp Thái Thắng; xây dựng bệnh viện đa khoa phục vụ khu vực phía Nam huyện; xây dựng mới trục Đông Tây phía Bắc và trục cảnh quan làm trục chính đô thị để phát triển các khu vực đô thị mới; xây dựng mới 2 tuyến đối ngoại Đông Tây phía Bắc và phía Nam đô thị; xây dựng 2 trục Bắc Nam (kéo dài đường từ cầu Bút Sơn đi Quốc lộ 10; xây dựng tuyến đường kết nối phía Đông); đầu tư các tuyến đường liên khu vực, đường chính khu vực; tiếp tục hoàn hiện hệ thống cấp nước sạch theo các dự án đang triển khai, đầu tư hệ thống thoát nước thải và thoát nước mặt đô thị, hệ thống cấp điện, chiếu sáng; đầu tư xây dựng các khu nghĩa trang tập trung tại xã Hoằng Đồng, Hoằng Thái, Hoằng Thành; đầu tư các khu đô thị mới trong phạm vi đô thị; cải tạo chỉnh trang các công trình công cộng, các khu dân cư hiện có...

Cùng chuyên mục

Tin mới

Yên Bái: 1 người bị sét đánh tử vong
Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Yên Bái, người tử vong do sét đánh là ông Mè Văn Th. (sinh năm 1979, ở tổ dân phố Suối Khoáng, thị trấn Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn).
Đề xuất sửa đổi quy định về thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp
Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc hoặc chấm dứt làm việc đối với đối tượng quy định tại điểm d khoản 1 Điều 97 dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.