Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ hai, 29/11/2021 14:38 (GMT+7)

Tập đoàn Hoàn Cầu: Công ty con kinh doanh suy giảm, nợ phải trả tăng cao

Theo dõi GĐ&PL trên

Tập đoàn Hoàn Cầu ghi nhận việc kinh doanh không mấy khả quan, các thành viên nòng cốt đều đang đối diện với nhiều khó khăn trong hoạt động.

Sau khi doanh nhân Trần Thị Hường qua đời tháng 5/2017, sóng gió ập đến gia đình bà vì các tranh chấp liên quan tài sản. Cùng với đó, 2 hạt nhân trong Tập đoàn Hoàn Cầu là Công ty TNHH Hoàn Cầu và Hoàn Cầu Nha Trang đều kinh doanh tụt dốc.

tm-img-alt

Ngoài Ngân hàng Nam Á, dưới bàn tay chèo lái của bà, hệ sinh thái Hoàn Cầu do bà Hường sáng lập sau này vươn lên trở thành 1 tập đoàn lớn mạnh với 30 công ty thành viên, hoạt động ở 5 lĩnh vực. Hiện Hoàn Cầu nắm trong tay rất nhiều dự án bất động sản nghỉ dưỡng đẳng cấp khắp nơi.

Trong đó, đáng kể như hai hạt nhân lõi bao gồm Công ty TNHH Hoàn Cầu (Hoàn Cầu) và CTCP Hoàn Cầu Nha Trang với tổng tài sản lên đến hàng ngàn tỷ đồng.

Tuy nhiên, sau khi doanh nhân Trần Thị Hường qua đời tháng 5/2017, sóng gió ập đến gia đình bà vì các tranh chấp liên quan tài sản. Cùng với đó, 2 hạt nhân trong Tập đoàn Hoàn Cầu cũng ghi nhận kết quả kinh doanh tụt dốc.

Cụ thể năm 2016, doanh thu hoàn cầu đạt 13,7 tỷ đồng, đạt đỉnh năm 2017 với 88 tỷ đồng, song liên tiếp lao dốc những năm sau đó khi lần lượt đạt 43,7 tỷ đồng năm 2018; 17,7 tỷ đồng năm 2019 và 16,7 tỷ đồng năm 2020.

Đi kèm với đà đi xuống của doanh thu, ngoại trừ lãi ròng 85,2 tỷ đồng năm 2016, lợi nhuận Hoàn Cầu liên tiếp “lỗ chồng lỗ” trong những năm tiếp theo, khi lỗ ròng 83,8 tỷ đồng năm 2017; lỗ 131 tỷ đồng năm 208, lỗ 43,1 tỷ đồng năm 2019 và 94,5 tỷ đồng năm 2020.

Đáng chú ý, kết quả kinh doanh Hoàn Cầu bắt đầu lao dốc kể từ năm 2017, giai đoạn cố doanh nhân Tư Hường qua đời.

Chưa kể, nếu năm 2016 Hoàn Cầu có tổng nguồn vốn 5.712 tỷ đồng; trong đó vốn chủ sở hữu đạt 1.221 tỷ đồng thì đến năm 2020, tổng nguồn vốn của Hoàn Cầu giảm còn 4.654 tỷ đồng. Bên cạnh đó, sau nhiều năm thua lỗ, vốn chủ sở hữu của Hoàn Cầu lao xuống mức 873 tỷ đồng.

Được biết, Hoàn Cầu được thành lập năm 1993, có vốn điều lệ 1.170 tỷ đồng.

Tính đến cuối tháng 5/2017, cơ cấu sở hữu Hoàn Cầu bao gồm ông Nguyễn Chấn (chồng bà Tư Hường) nắm giữ 89,99% vốn điều lệ; con trai thứ của bà Tư Hường là ông Nguyễn Quốc Toàn nắm giữ hơn 4%; 6% còn lại chia đều cho 3 cá nhân gồm ông Nguyễn Quốc Cường, ông Phan Đình Tân và bà Nguyễn Thị Thanh Vân. Đến ngày 25/05/2017, chưa đẩy 2 tuần sau khi cố doanh nhân Tư Hường rời cỏi tạm, chức danh chủ tịch Hội đồng Quản trị và đại diện pháp luật của Hoàn Cầu được chuyển sang cho ông Phan Đình Tân – được cho là người làm công của gia đình bà Tư Hường.

Ở thời điểm cuối tháng 5/2017, 6% vốn được nắm giữ bởi 3 cá nhân được dồn sang ông Phan Đình Tân (2%) và bà Nguyễn Thị Thanh Vân (4%).

Tháng 11/2017, cơ cấu sở hữu của Hoàn Cầu do 2 cá nhân nắm giữ gồm ông Phan Đình Tân (2%) và ông Dương Tiến Dũng - bố của á hậu Dương Trương Thiên Lý, vợ ông Nguyễn Quốc Toàn nắm giữ 98%. Tháng 7/2018, Hoàn Cầu một lần nữa thay đổi sở hữu khi ông Phan Đình Tân nắm giữ 99% vốn điều lệ và bà Nguyễn Thị Liệu nắm giữ 1%.

Tập đoàn Hoàn Cầu: Công ty con kinh doanh suy giảm, nợ phải trả tăng cao ảnh 1

Trong khi đó, CTCP Hoàn Cầu Nha Trang cũng ghi nhận kết quả kinh doanh đi lùi kể từ giai đoạn bà Tư Hường qua đời. Năm 2016, Hoàn Cầu Nha Trang đạt 74,4 tỷ đồng doanh thu, lãi ròng 13,8 tỷ đồng.

Đến 2017, Hoàn Cầu Nha Trang bất ngờ báo lỗ -295,2 tỷ đồng. Trong vòng 4 năm từ 2017 – 2020, hoạt động kinh doanh của Hoàn Cầu Nha Trang liên tiếp thua lỗ, lỗ lũy kế ghi nhận hơn -392 tỷ đồng.

Đặc biệt, nguy cơ mất vốn đang hiện hữu tại Hoàn Cầu Nha Trang khi đến cuối năm 2020, vốn chủ sở hữu của Hoàn Cầu Nha Trang âm gần (-)32 tỷ đồng; nợ phải trả lên đến 10.402 tỷ đồng.

Hoàn Cầu Nha Trang được thành lập năm 2003, vốn điều lệ 720 tỷ đồng. Ở thời điểm cuối tháng 5/2017, danh sách sở hữu Hoàn Cầu Nha Trang rút gọn từ 5 thành 4 cá nhân, trong đó ông Nguyễn Chấn nắm giữ 91,6% vốn; ông Nguyễn Quốc Toàn nắm giữ 4,4%; bà Nguyễn Thị Thanh Vân nắm giữ 3% và ông Phan Đình Tân nắm giữ 1%.

Hiện, Hoàn Cầu Nha Trang đang được nắm giữ chủ yếu bởi nhóm đại gia mới nổi trong lĩnh vực bất động sản và xây dựng trong vài năm qua.

Cùng chuyên mục

Cát Tường Group: Nợ thuế tăng mạnh, hàng tồn kho phình to
Tính đến thời điểm cuối năm 2022, nợ phải trả Cát Tường Group đạt 1.933 tỉ đồng, tăng thêm 679% so với hồi đầu năm. Đáng chú ý khi Cát tường Group đã phát sinh khoảng 1.436 tỉ đồng nợ vay tài chính, trong khi hồi đầu năm không ghi nhận.

Tin mới

Mở rộng các tiện ích trên ứng dụng VNeID
Tại phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số diễn ra mới đây, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an tiếp tục mở rộng các tiện ích trên ứng dụng VNeID và đề xuất ban hành các quy định liên quan.
Toán Tiếng Anh: Cầu nối học thuật cho học sinh Việt Nam
Mô hình đào tạo Toán Tiếng Anh tại Việt Nam là một phần của nỗ lực nhằm cải thiện chất lượng giáo dục và tạo điều kiện cho học sinh tiếp cận với kiến thức toán học quốc tế. Hình thức này vừa củng cố khả năng suy luận vừa nâng cao trình độ ngôn ngữ cho các em, từ đó đặt nền móng vững chắc cho việc khai thác tri thức toàn cầu.