Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ năm, 03/11/2022 14:38 (GMT+7)

Tăng cường hỗ trợ cho học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người

Theo dõi GĐ&PL trên

Các chính sách hỗ trợ học tập đối với học sinh dân tộc thiểu số rất ít người được thực hiện đảm bảo đúng đối tượng và đủ định mức.

Báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị định số 57/2017/NĐ-CP (Nghị định 57) ngày 09/5/2017 của Chính phủ quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người cho thấy, Nghị định đã được triển khai tích cực, đồng bộ từ Trung ương đến địa phương và các cơ sở giáo dục đào tạo. Nhờ đó, các chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với 16 dân tộc thiểu số rất ít người đã được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả.

Sau 5 năm thực hiện, Nghị định số 57 đã khẳng định tính nhân văn, ưu việt và sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số rất ít người. Theo đó, 100% trẻ em mẫu giáo dân tộc thiểu số rất ít người có nguyện vọng được học tại các trường mầm non, trường, lớp mẫu giáo công lập; 100% học sinh dân tộc thiểu số rất ít người được theo học các cấp học phổ thông tại các trường phổ thông dân tộc bán trú và các trường phổ thông công lập.

Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho hay, các chính sách hỗ trợ học tập đối với học sinh dân tộc thiểu số rất ít người được thực hiện đảm bảo đúng đối tượng và đủ định mức. Từ tháng 7/2017 đến tháng 7/2022, đã có 104.219 lượt trẻ em, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người được thụ hưởng chính sách hỗ trợ học tập.

Cũng theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, để tháo gỡ những khó khăn, thực hiện các chính sách hỗ trợ hiệu quả hơn cho trẻ em, học sinh, sinh viên các dân tộc thiểu số rất ít người nhằm rút ngắn khoảng cách phát triển về giáo dục và đào tạo, trong thời gian tới cùng với việc thực hiện tốt các chính sách hiện hành, cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện các cơ chế, chính sách phù hợp với thực tiễn nhằm tạo điều kiện tốt nhất để phát triển giáo dục và đào tạo đối với các dân tộc thiểu số rất ít người. Bên cạnh đó, rà soát mạng lưới trường, lớp cơ sở giáo dục vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Tiếp tục thực hiện các giải pháp hỗ trợ giáo dục đối với trẻ em, học sinh dân tộc thiểu số rất ít người, kết hợp với tăng cường kiểm tra, giám sát và truyền thông các chính sách thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ. Nguồn: internet

Theo Nghị định 57, đối tượng áp dụng là trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên thuộc 16 dân tộc có số dân dưới 10.000 người, gồm: Dân tộc Cống, Mảng, Pu Péo, Si La, Cờ Lao, Bố Y, La Ha, Ngái, Chứt, Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm, Lô Lô, Lự, Pà Thẻn, La Hủ.

Về chính sách ưu tiên tuyển sinh, trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người được ưu tiên vào học tại các cơ sở giáo dục phù hợp theo nguyện vọng.

Về chính sách hỗ trợ học tập, trẻ mẫu giáo dân tộc thiểu số rất ít người học tại các cơ sở giáo dục mầm non được hưởng mức hỗ trợ học tập bằng 30% mức lương cơ sở/trẻ/tháng.

Học sinh dân tộc thiểu số rất ít người học tại các trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông được hưởng mức hỗ trợ học tập bằng 40% mức lương cơ sở/học sinh/tháng.

Học sinh dân tộc thiểu số rất ít người học tại các trường phổ thông dân tộc bán trú hoặc là học sinh bán trú học tại trường phổ thông công lập có học sinh bán trú được hưởng mức hỗ trợ học tập bằng 60% mức lương cơ sở/học sinh/tháng.

Học sinh dân tộc thiểu số rất ít người học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú được hưởng mức hỗ trợ học tập bằng 100% mức lương cơ sở/học sinh/tháng.

Học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người học tại các trường, khoa dự bị đại học, các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp được hưởng mức hỗ trợ học tập bằng 100% mức lương cơ sở/người/tháng.

Thời gian được hưởng hỗ trợ 12 tháng/năm cho đối tượng có thời gian học đủ 9 tháng/năm trở lên; trường hợp đối tượng học không đủ 9 tháng/năm thì được hưởng theo thời gian học thực tế.

Mới đây, tại Hội nghị nhằm triển khai Quyết định số 142 QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình "Nâng cao chất lượng dạy học các môn tiếng dân tộc thiểu số trong chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn 2021 2030"; Sơ kết 05 thực hiện Nghị định số 57/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ Quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên các dân tộc thiểu số rất ít người và hướng dẫn triển khai nhiệm vụ năm học 2022-2023 đối với khối giáo dục dân tộc.

Để triển khai tốt Quyết định 142/QĐ-TTg Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Ngô Thị Minh đề nghị, các địa phương cần xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dân tộc thiểu số. Đại phương cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tiếng dân tộc thiểu số tại các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên. Đồng thời, bố trí kinh phí cấp phát sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn dạy học cho học sinh, giáo viên.

Thứ trưởng Ngô Thị Minh cũng đề nghị địa phương cần làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, nhân dân, giáo viên và học sinh về tầm quan trọng của việc bảo tồn văn hóa, đặc biệt là bảo tồn ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số. Triển khai sâu rộng có hiệu quả việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn.

Các cơ sở đào tạo cần làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số, quan tâm mở mã ngành đào tạo giáo viên liên môn. Đồng thời, phối hợp với các địa phương trong việc đặt hàng đào tạo giáo viên tiếng dân tộc thiểu số.

Cùng chuyên mục

Hạnh phúc của nghề giáo
Nhân dịp Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, các giáo viên trẻ đã có những chia sẻ về niềm tự hào và hạnh phúc khi được gắn bó với nghề cao quý này.

Tin mới

Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.
Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị
Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.