Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ tư, 25/05/2022 20:12 (GMT+7)

Tại sao Việt Nam không sử dụng vaccine phòng sốt xuất huyết?

Theo dõi GĐ&PL trên

Hiện nay trên thế giới đã có vaccine phòng sốt xuất huyết nhưng tại sao ở Việt Nam vẫn chưa đưa vào tiêm chủng để tăng khả năng phòng bệnh?

Vaccine phòng sốt xuất huyết đầu tiên trên thế giới và đang được một số quốc gia tin dùng đó là vaccine Dengvaxia. Vaccine này đã được FDA thông qua ngày 1/5/2019. Đây là vaccine có thể phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết Dengue cho cả 4 type huyết thanh.

Theo thông tin từ Viện Pasteur TP.HCM, vaccine này đã thực hiện qua 2 nghiên cứu giai đoạn 3 (CYD14 ở 5 nước Châu Á trong đó có Việt Nam và CYD15 ở 5 nước Châu Mỹ La tinh) với 35.000 người từ 2 – 16 tuổi đã tham gia. Dựa trên kết quả nghiên cứu pha 3 CYD14, trẻ dưới 9 tuổi không được chỉ định sử dụng vaccine.

Năm 2011, nhóm nghiên cứu của Viện Pasteur TP.HCM được giao thực hiện nghiên cứu vaccine này trên 2.336 trẻ trong độ tuổi 2-14 tuổi tại TP Long Xuyên, tỉnh An Giang và TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Nghiên cứu kết thúc vào tháng 11/2017.

Kết quả phân tích tổng hợp từ các nghiên cứu cho thấy, vaccine Dengvaxia cho hiệu quả cao trong việc phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết ở đối tượng 9 đến 16 tuổi đã từng nhiễm sốt xuất huyết trước đó.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ.

Nhưng cho đến nay, Việt Nam vẫn chưa lưu hành vaccine phòng bệnh sốt xuất huyết. Lý giải cho điều đó TS.BS Nguyễn Minh Tuấn - Trưởng khoa Sốt xuất huyết, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM đã chia sẻ, "hiện nay nhiều quốc gia trên thế giới và FDA (Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ) đã cho phép sử dụng 1 loại vaccine phòng sốt xuất huyết đối với trẻ từ 9 tuổi trở lên. Nhưng điều kiện đặc biệt của loại vaccine này đó là trẻ phải có tiền căn mắc sốt xuất huyết rồi thì vaccine mới mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, hiệu quả của vaccine cũng không quá cao. Chính vì vậy, Việt Nam chưa đưa vào tiêm chủng phòng sốt xuất huyết."

Sở dĩ, vaccine phòng sốt xuất huyết Dengue được FDA cho phép sử dụng từ trẻ 9 tuổi trở lên, không cho trẻ nhỏ và trẻ chưa từng bị sốt xuất huyết là do phần lớn trẻ từ 9 tuổi trở lên đã từng bị nhiễm sốt xuất huyết trước đó.

"Khi tiêm 1 liều vaccine sốt xuất huyết vào một người chưa từng bị sốt xuất huyết có thể như 1 lần bị sốt xuất huyết. Nếu chẳng may lần sau bé bị nhiễm virus Dengue thì sẽ như một lần tái nhiễm. Trong các lần tái nhiễm bệnh nhân sẽ có những triệu chứng nặng hơn và nguy hiểm hơn so với các lần nhiễm trước đó. Cho nên nhóm trẻ từ 9 tuổi trở lên phần lớn đã từng bị rồi thì vaccine sẽ có hiệu quả tương đối", Trưởng khoa Sốt xuất huyết, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM lý giải.

Sốt xuất huyết Dengue do 4 type huyết thanh của virus dengue gây ra và mỗi lần bị như thế là do 1 type huyết thanh gây ra. Do vậy, trẻ có thể tái nhiễm nhiều lần cho tới khi nào nhiễm hết cả 4 type virus Dengue. Trong những lần tái nhiễm, bệnh nhân có thể bị nặng hơn lần đầu vì cơ thể có các miễn dịch kháng thể tăng cường, khi bị lần 2, lần 3 cơ thể sẽ phản ứng mạnh hơn, dễ thất thoát huyết tương nhiều hơn, dễ xuất huyết nhiều và nguy cơ suy các tạng cao hơn. Chính vì vậy phụ huynh cần lưu ý, không chủ quan vì chúng ta có thể mắc sốt xuất huyết nhiều lần./.

Cùng chuyên mục

Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.
Số ca mắc sởi tăng cao, bệnh viện quá tải
Khoảng 1 tuần qua, số bệnh nhi mắc sởi phải nhập viện điều trị tại Đồng Nai tăng cao. Trung bình mỗi ngày, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai tiếp nhận gần 70 ca mắc mới, dẫn đến quá tải tại các khoa điều trị về hô hấp. Đáng lưu ý, hầu hết bệnh nhi mắc sởi đều chưa tiêm vaccine sởi hoặc chưa tiêm đủ 2 mũi theo khuyến cáo.
Bỏ quy định phân chia danh mục thuốc bảo hiểm y tế theo hạng bệnh viện, người bệnh hưởng lợi
Ngày 19/11, Bộ Y tế cho biết, hiện nay việc ban hành danh mục và quy định về thanh toán bảo hiểm y tế đối với thuốc được thực hiện theo Thông tư số 20/2022/TT-BYT. Sau gần 2 năm thực hiện, Thông tư 20 bộc lộ một số vấn đề vướng mắc, đòi hỏi cần phải sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.
Thêm một ca tử vong do cúm A/H1 pdm
Ngày 15/11, thông tin từ trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Định cho biết, đơn vị này vừa có báo cáo gửi Viện Pasteur Nha Trang và Sở Y tế về ca bệnh tử vong do cúm A/H1 pdm.
TP HCM: Số trẻ bị sốt xuất huyết nhập viện gia tăng
Thời gian gần đây, các bệnh viện nhi trên địa bàn TP Hồ Chí Minh ghi nhận số trẻ bị sốt xuất huyết nhập viện gia tăng; trong đó, nhiều trẻ nhập viện khi đã có dấu hiệu nặng như sốc sốt xuất huyết, suy đa cơ quan.
Một số thực phẩm ngăn ngừa nếp nhăn
Chế độ ăn uống có thể giúp bạn ngăn ngừa nếp nhăn và tình trạng làn da bị lão hóa, chảy xệ. Hãy bổ sung những thực phẩm sau để có làn da láng mịn.

Tin mới

Hà Nội sắp rét hơn 10 độ C
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh mạnh sắp về miền Bắc, nhiệt độ ở Thủ đô Hà Nội có thể sẽ giảm hơn 10 độ C vào ngày cao điểm (dự kiến ngày 28/11).
Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.